Có Nên Khám Phụ Khoa Vào Ngày Hành Kinh Không? Khi Nào Nên Đi Khám?

Khám phụ khoa giúp chẩn đoán và phát hiện kịp thời các bệnh viêm nhiễm lây qua đường tình dục, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu,… giúp chị em bảo vệ sức khỏe bản thân, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Vậy nếu đang thời kì kinh nguyệt thì có nên đi khám phụ khoa không? Khám phụ khoa vào ngày nào thì thích hợp? 

Khám phụ khoa vào ngày nào của chu kì kinh nguyệt?

Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra bên ngoài âm hộ xem có các dấu hiệu bất thường nào như: mụn rộp sinh dục, rận mu,…? Sau đó sẽ khám bên trong âm đạo bằng mỏ vịt để xem những bất thường âm đạo, cổ tử cung: sùi mào gà, nang âm đạo, polyp cổ tử cung…

Có nên khám phụ khoa vào kì hành kinh không? 

Câu trả lời là không. Vì khi đó, niêm mạc tử cung bong tróc, máu chảy ồ ạt rất khó quan sát cũng như khó lấy mẫu xét nghiệm. Vào thời kì rụng trứng, khám phụ khoa dễ bị viêm nhiễm do âm đạo ở trạng thái mở, việc tiết dịch nhiều cũng dễ cho kết quả chẩn đoán sai. Cuối chu kì kinh nguyệt lớp nội mạc tử cung cũng tăng sinh rất dày để chuẩn bị cho một chu kì mới nên việc kiểm tra, đánh giá thành tử cung và lòng tử cung khi siêu âm cũng rất khó khăn. 

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới và bất thường dịch âm đạo
Vào thời kì hành kinh, niêm mạc tử cung bong tróc, chảy máu ồ ạt, khó quan sát

Do đó, thời điểm đi khám hợp lí nhất là sau khi sạch kinh từ 3 – 5 ngày. Lựa chọn thời điểm đi khám thích hợp không những tạo cảm giác thoải mái cho bản thân mà còn góp phần lớn trong đánh giá kết quả chính xác. Tuy nhiên, nếu chị em gặp những dấu hiệu bất thường: đau tức bụng dưới, chấn thương vùng kín, chảy máu âm đạo lượng nhiều, rong kinh kéo dài thì nên đi khám sớm để điều trị kịp thời.

Thời điểm đi khám cần thiết

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám sức khỏe sinh sản, phụ khoa định kì 3 – 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời các bệnh lí liên quan đến việc sinh con cũng như cuộc sống hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, tỉ lệ thăm khám phụ khoa định kì hiện còn thấp. Chị em chỉ đi khám khi gặp các dấu hiệu bất thường vùng kín, chảy máu ngoài kì kinh hay kết hôn lâu năm mà không đậu thai,… Phát hiện và điều trị bệnh muộn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản, có thể dẫn đến vô sinh, ung thư cổ tử cung,…

Thăm khám phụ khoa để xác định nguyên nhân trước khi điều trị
Thăm khám phụ khoa để phát hiện các triệu chứng bất thường và tầm soát các bệnh lí phụ khoa

Một số thời điểm nhất định phải đi khám đó là:

  • Trước khi kết hôn: khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và loại bỏ kịp thời các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục hay các bệnh lí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, hạnh phúc vợ chồng
  • Khi có ý định mang thai: Việc khám phụ khoa trước khi mang thai rất quan trọng, giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm có thể lây truyền sang thai nhi, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé và tránh các biến chứng nguy hiểm sau sinh
  • Khi có dấu hiệu bất thường: khi gặp bất kì các vấn đề: khí hư, chảy máu nhiều bất thường, đau vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, ngứa rát khi quan hệ,… chị em nên đi khám ngay bởi đó là những dấu hiệu điển hình của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Một số lưu ý khi đi khám phụ khoa

Để việc khám phụ khoa được thuận tiện, cho kết quả chính xác chị em cần lưu ý một số thông tin sau:

Thực hiện siêu âm ổ bụng nhanh chóng, đơn giản
Lưu ý trước khi đi thăm khám phụ khoa
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đi khám
  • Tránh quan hệ, sử dụng dung dịch vệ sinh, viên đặt âm đạo trước khi đi khám vài ngày để tránh các thay đổi bất thường vùng kín cho kết quả xét nghiệm không chính xác
  • Mặc trang phục rộng rãi và thuận tiện cho việc thăm khám
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ trước khám
  • Chuẩn bị trước kinh phí khám và đề phòng các xét nghiệm khác có thể làm 
  • Lựa chọn nơi thăm khám phụ khoa chất lượng, uy tín, lịch sự, kín đáo

Những chia sẻ trên đã giúp chị em trả lời câu hỏi: Khám phụ khoa vào này nào của chu kì kinh nguyệt? Khi nào nên đi khám? . Việc khám phụ khoa giúp phát hiện những bất thường vùng kín, loại bỏ các bệnh lí phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?