Nấm âm đạo khi mang thai: Những thông tin quan trọng mẹ bầu không nên bỏ quả

Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp bởi thời điểm này cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi liên quan đến nội tiết tố. Tình trạng nấm âm đạo thường dai dẳng và khó chữa trị hơn các dạng viêm âm đạo khác. Vậy mẹ bầu cần làm gì để vượt qua bệnh tật thật an toàn trong thai kỳ?

Nấm âm đạo khi mang thai là như thế nào?

Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng nấm men trong âm đạo phát triển quá mức, tác động đến niêm mạc âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng này thường xảy ra khi môi trường axit âm đạo mất cân bằng. Mẹ bầu có thể bị viêm nhiễm bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Đây là những thời điểm cơ thể mẹ bầu có nhiều biến đổi.

Nấm âm khoa khi mang thai do thay đổi nội tiết tố
Nấm âm khoa khi mang thai do thay đổi nội tiết tố

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm Candida. Nguyên nhân gây viêm nấm thường do khi mang thai, nội tiết người phụ nữ thay đổi, môi trường pH ở âm đạo có thể mất cân bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm này phát triển mạnh mẽ hơn. 

Nếu chưa biết bản thân có bị nấm âm đạo khi mang thai không, các bà bầu có thể dựa vào một số triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện nhiều khí hư, màu trắng đục, vón cục như bã đậu, có thể hôi hoặc không
  • Khí hư ra nhiều, màu trắng đục, có thể vón cục như bã đậu, có mùi hôi hoặc không.
  • Âm đạo bị sưng huyết, có thể lẫn máu với khí hư
  • Vùng kín thấy nóng rát, ngứa ngáy, rất khó chịu

Khi mang thai, xuất hiện khí hư âm đạo là điều bình thường, tuy nhiên nếu khí hư âm đạo đi kèm với các triệu chứng kể trên, các bà bầu cần cẩn trọng. 

Nấm âm đạo là bệnh lý thường gặp ở nữ giới và cần có phương pháp xử lý toàn diện. Tuy nhiên thực tế hiện nay có khá nhiều người bệnh áp dụng sai cách khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Bác sĩ Lê Phương sẽ gợi ý cho bạn phương pháp xử lý nấm âm đạo TOÀN DIỆN, NGỪA TÁI PHÁT từ thảo dược. ĐỪNG BỎ LỠ!

Nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm tới mẹ và bé không?

Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia y tế cho biết đa phần trường hợp nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu không được xử lý và loại bỏ đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Nấm âm đạo khi mang thai khiến bà bầu gặp nhiều khó chịu
Nấm âm đạo khi mang thai khiến bà bầu gặp nhiều khó chịu

Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm, khi sinh con, nấm có thể nhiễm vào niêm mạc miệng của trẻ, dẫn tới tình trạng viêm da, tưa lưỡi, đen miệng,… Các trường hợp này, bác sĩ sẽ xem xét kê đơn thuốc kháng nấm nhẹ cho trẻ và thuốc chống nấm điều trị cho mẹ.

Ngoài ra, nếu bị nấm âm đạo khi mang thai, cần theo dõi điều trị phòng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng trong tử cung, sinh ra sức đề kháng yếu, viêm phổi, hoặc sinh non do nấm. Vì thế mẹ bầu nếu phát hiện bệnh nấm âm đạo thì nên tích cực điều trị đồng thời kết hợp với các biện pháp kiêng cữ, chăm sóc để nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh hoặc kiểm soát tình trạng bệnh một cách tối đa.

Điều trị nấm âm đạo khi mang thai

Bà bầu bị nấm âm đạo cần chú ý hơn do sức khỏe đang ở giai đoạn yếu, nhất là các trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc virus. Các mẹ bầu nên đi khám để được chỉ dẫn về cách điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Dưới đây là các biện pháp điều trị nấm âm đạo thường áp dụng cho mẹ bầu:

Thuốc trị nấm cho bà bầu theo tây y

Việc sử dụng thuốc Tây cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng bởi điều này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian mang thai, thuốc uống dễ ảnh hưởng tới thai nhi, đa phần các bác sĩ thường kê các loại thuốc điều trị tại chỗ như thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi. Một số loại thuốc chữa nấm cho bà bầu thường gặp có thể kể tới là:

  • Thuốc Imidazole: Nhóm thuốc dùng tại chỗ, an toàn với phụ nữ mang thai. Thường được kê đơn dùng từ 7-14 ngày tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người.
  • Thuốc Miconazol: Là thuốc đặt âm đạo, có tác dụng tại chỗ nhằm tiêu diệt nấm. Thuốc ít hấp thụ toàn thân vì thế rất an toàn cho bà bầu. Loại thuốc này cũng rất phù hợp với thai phụ trong tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Thuốc Clotrimazole: Đây cũng là dạng thuốc đặt âm đạo an toàn, không gây hại đến thai nhi. Thuốc thường được kê đơn cho thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ ba. Dùng thuốc trong thời gian từ 7- 14 ngày, tùy từng trường hợp.

Cách chữa viêm nấm âm đạo cho bà bầu bằng mẹo dân gian tại nhà

Để chữa trị bệnh nấm âm đạo hiệu quả, bên cạnh sử dụng thuốc, các bà bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian. Đa phần các cách này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu. Một số phương pháp dân gian thường được các mẹ bầu áp dụng là:

  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không rất giàu tinh chất cũng như hoạt chất giúp ức chế vi khuẩn, nấm lây lan ở vùng nhạy cảm của nữ giới. Chị em chỉ cần đun nước lá trầu không, vệ sinh vùng kín 2 lần/ ngày để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh 
  • Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh cũng có tác dụng tốt trong việc sát khuẩn, làm khô và vệ sinh vùng kín. Cách sử dụng lá trà xanh chữa nấm âm đạo tương tự như lá trầu không. Kiên trì áp dụng phương pháp này vài tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa nấm âm đạo khi mang thai bằng trà xanh rất hiệu quả
Chữa nấm âm đạo khi mang thai bằng trà xanh rất hiệu quả
  • Dùng lá ổi: Lá ổi rửa sạch rồi đun nước sôi khoảng 30 phút. Dùng nước lá ổi vệ sinh âm đạo để giảm triệu chứng bệnh.
  • Dùng giấm táo: Đây là một nguyên liệu thiên nhiên giúp chống lại nấm men ở vùng kín rất hiệu quả. Chị em chỉ cần cho một chén giấm táo vào nước, rồi dùng nước này vệ sinh vùng kín một cách tự nhiên là được. 

Lưu ý, không nên quá lạm dụng các mẹo dân gian bởi những phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng nhẹ, chớm bệnh. Nếu bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng, việc chỉ áp dụng mẹo dân gian có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn.

THAM KHẢO: Top 10 cách chữa nấm âm đạo tại nhà có độ an toàn cao

Sử dụng thuốc Đông y chữa nấm âm đạo khi mang thai

Đây là phương pháp khá an toàn, hiệu quả, được nhiều bà bầu tin tưởng lựa chọn. Theo đông y, căn bệnh này thuộc phạm vi bệnh khí hư. Dựa vào triệu chứng người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. 

Thuốc Đông y được đánh giá cao bởi được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn, hạn chế được những tác dụng phụ cho cả mẹ và bé. Ngoài tác dụng chữa bệnh, các bài thuốc thuốc Đông y còn giúp cân bằng nội tiết tố, bổ khí huyết, tăng miễn dịch,…. Đây là điều vô cùng có lợi với bệnh nhân nấm âm đạo nói chung và với các bà bầu nói riêng. 

Sử dụng thuốc Đông y, người bệnh phải dùng trong thời gian lâu hơn, uống thuốc phải đều đặn bù lại biện pháp này không hề gây hiện tượng nhờn thuốc, giảm tác dụng của thuốc. Cũng bởi vậy nấm âm đạo bằng Đông y được đánh giá là giải pháp toàn diện giúp đẩy lùi bệnh tận gốc bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bà bà cần tìm tới các địa chỉ khám chữa bằng Đông y uy tín, tin cậy, tránh tình trạng mua thuốc trôi nổi trên thị trường khiến bệnh trầm trọng, thậm chí còn ảnh hưởng tới em bé. 

ĐỪNG BỎ LỠ: Kinh nghiệm chấm dứt nấm âm đạo khi mang thai và sau sinh của chị Hoa

Phòng ngừa và kiểm soát nấm âm đạo khi mang thai

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để ngăn ngừa viêm nấm âm đạo xuất hiện, phụ nữ mang thai cần chú ý chăm sóc, vệ sinh cá nhân tốt trong thời gian mang thai. Một số biện pháp mẹ bầu có thể thực hiện là:

Vệ sinh, chăm sóc vùng kín cẩn thận giúp phòng bệnh
Vệ sinh, chăm sóc vùng kín cẩn thận giúp phòng bệnh
  • Lựa chọn đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.
  • Thay đồ lót thường xuyên, khi giặt xong nên phơi dưới nắng hay nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa sâu
  • Không dùng dung dịch tẩy rửa có độ pH quá mạnh, bởi nó có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Hạn chế quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm nấm từ bạn tình

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nấm âm đạo khi mang thai lại gây nhiều bất tiện, khó chịu, mệt mỏi với các bà bầu như gây đau, ngứa rát vùng âm đạo. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, thai phụ nên sớm liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán điều trị sớm.

THÔNG TIN NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?