Tắc vòi trứng có làm IVF được không? Bác sĩ giải đáp chi tiết

Tắc vòi trứng có làm IVF được không hay tắc vòi trứng có thụ tinh trong ống nghiệm được không? Thực hiện IVF như thế nào và chi phí ra sao? Đây đều là những băn khoăn được nhiều chị em bị viêm tắc vòi trứng quan tâm, bởi ai cũng mong muốn được làm mẹ. Những thắc mắc này sẽ được tổng hợp và giải đáp từ các bác sĩ đầu ngành, chuyên gia sức khỏe sinh sản ngay trong những nội dung sau đây.

Bác sĩ giải đáp tắc vòi trứng có làm IVF được không?

Theo lý giải của các bác sĩ, vòi trứng có chiều dài khoảng 10cm, về bản chất chúng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung. Khi niêm mạc bên trong vòi trứng bị sưng viêm, gặp các tổn thương sẽ khiến ống dẫn trứng thu hẹp, bị tắc. Hiện tượng vòi trứng bị thu hẹp sẽ làm trứng không thể gặp tinh trùng và di chuyển xuống tử cung được.

Tắc vòi trứng làm ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ tinh và mang thai. Nguy hiểm hơn, hiện tượng tắc vòi trứng còn dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung, vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ. Khi đó, IVF là một trong những cách bác sĩ khuyên dùng để phụ nữ gia tăng cơ hội làm mẹ.

IVF (In vitro fertilization – IVF) thực chất là tên viết tắt của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Quá trình thụ tinh được diễn ra trong phòng thí nghiệm bằng cách lấy trứng từ mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Sau đó, bác sĩ sẽ cấy phôi thai hoàn chỉnh vào lại tử cung của người phụ nữ để chúng tiếp tục phát triển bình thường.Đây được coi là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn hiện đại nhất hiện nay.

So với IUI thì IVF giúp chữa được nhiều đối tượng bệnh hơn
So với IUI thì IVF giúp chữa được nhiều đối tượng bệnh hơn

Phương pháp IVF có thể áp dụng ở nhiều đối tượng bệnh hơn. Cụ thể:

  • Nữ giới gặp các vấn đề như tổn thương vòi trứng do nhiều nguyên nhân, lạc nội mạc tử cung,..
  • Nam giới có tinh trùng ít, tinh trùng di động kém và dị dạng,…

Nếu vợ/chồng hoặc cả hai đều gặp các vấn đề trên thì lựa chọn tối ưu là thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Trả lời cho câu hỏi, tắc vòi trứng có làm ivf được không, các bác sĩ nhận định rằng tắc tại vòi trứng hoàn toàn có thể làm IVF. Thậm chí đây được coi là biện pháp ưu tiên hàng đầu dành cho các trường hợp nữ giới bị tắc hai bên vòi trứng.

Đối với những bệnh nhân trẻ tuổi, bác sĩ đánh giá khả năng thành công rơi vào khoảng 65% đến 70%. Tuy nhiên tỉ lệ này sẽ giảm đi theo độ tuổi của người phụ nữ cụ thể, giảm từ 2-10% đối với phụ nữ sau tuổi 40. Do đó để đạt được hiệu quả cao nhất, chị em nên cân nhắc thực hiện IVF trước tuổi 35.

Tắc vòi trứng có làm IVF được không? – Quy trình thực hiện IVF chuẩn

Khi câu hỏi tắc vòi trứng có làm ivf được không đã được giải đáp, người bệnh cần tìm hiểu trước về quy trình thực hiện IVF. Bởi lẽ để thực hiện thành công phương pháp này đòi hỏi các cặp vợ chồng có sự chuẩn bị tốt về tinh thần cũng như điều kiện vật chất.

Một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF sẽ kéo dài trong khoảng 5 tuần và gồm các bước dưới đây:

Xét nghiệm sức khỏe tổng quan

Trước khi thực hiện IVF, cả hai vợ chồng sẽ thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra tổng thể đánh giá về khả năng sinh sản. Việc kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện giúp đảm bảo không phát sinh bất kỳ vấn đề nào trong các bước tiếp theo của quá trình.

Bác sĩ sẽ tư vấn, đánh giá khả năng thành công trước khi trả lời tắc vòi trứng có làm ivf được không?
Bác sĩ sẽ tư vấn, đánh giá khả năng thành công trước khi trả lời tắc vòi trứng có làm ivf được không?

Đối với người vợ, bác sĩ sẽ đánh giá về chức năng của tử cung và ống dẫn trứng. Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra, đánh giá tình hình nội tiết tố và thực hiện các xét nghiệm nhiễm trùng. Nếu bị tắc vòi trứng, người bệnh sẽ được loại bỏ các mô sẹo trên thành ống dẫn trứng.

Sau khi các bác sĩ khám, tư vấn và có chỉ định thực hiện IVF, bệnh nhân tắc vòi trứng được hẹn  tiến hành các bước tiếp theo vào ngày có kinh thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ.

Kích thích trứng 

Bệnh nhân tắc vòi trứng sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, thời gian tiêm từ 10-12 ngày. Tiêm thuốc kích thích sẽ giúp thu được nhiều trứng hơn bình thường, giúp nâng cao tỷ lệ thành công của liệu pháp IVF.

Trong thời gian thực hiện kích thích trứng, người vợ sẽ thực hiện các siêu âm và xét nghiệm máu để theo dõi và đánh giá sự phát triển của nang noãn.

Khi sự phát triển của noãn đạt mức yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi kích rụng trứng. Đây là mũi tiêm quan trọng và cần phải tiêm đúng giờ.

XEM THÊM: Tắc vòi trứng thì trứng có tự rụng không? 

Lấy trứng từ buồng trứng

Bước thứ 3 trong quá trình còn được gọi là bước chọc hút trứng. Sau 34 đến 36 giờ đồng hồ từ khi bắt đầu tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ được đưa lên bàn phẫu thuật để lấy trứng từ buồng trứng thông qua đường âm đạo.

Các thiết bị siêu âm điều khiển đầu kim được sử dụng để hút lấy các nang trứng từ buồng trứng. Thông thường, thời gian chọc hút trứng là 10-15 phút cho mỗi ca. Vì hoạt động này tác động trực tiếp đến buồng trứng khá nhiều, nên nữ giới có thể cảm thấy đầy chướng hoặc đau tức ở vùng bụng. Tình trạng khó chịu này có thể kéo dài khoảng một vài tuần.

Lúc này, người chồng cũng sẽ tiến hành lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi. Ngoài ra IVF cũng có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã có tinh trùng trữ đông trước đó)

Chăm sóc trứng để tạo phôi

Trứng và tinh trùng  sẽ được các chuyên gia thẩm định về chất lượng cũng như độ chín.

Nếu đạt yêu cầu về chất lượng, chúng sẽ được đưa tới phòng thí nghiệm để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài khoảng từ 2 đến 5 ngày.

Hiện nay, có 2 cách dùng để thụ tinh cho trứng và tinh trùng:

  • Phương pháp tự nhiên: Cả trứng và tinh trùng được đặt cùng nhau trong môi trường nuôi cấy, tinh trùng sẽ tự “đi tìm” trứng để kết hợp
  • Phương pháp tiêm cấy ICSI: Tinh trùng được tiêm vào trứng thông qua thiết bị hiển vi.
Chăm sóc trứng là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình
Chăm sóc trứng là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình

Cả hai cách thụ tinh trên cho  tỷ lệ thành công khá cao tới 70%. Trong giai đoạn này, người phụ nữ sẽ được dùng thuốc và viên đặt âm đạo để chuẩn bị môi trường sinh lý tốt cho quá trình chuyển phôi.

Chuyển phôi

Các bác sĩ sẽ thống kê về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe sản phụ, số lượng phôi chuyển vào dạ con thường chỉ là một. Vì nếu chuyển quá nhiều phôi có thể gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và các biến chứng nguy hiểm khác. Số phôi còn dư có thể đem trữ đông để phục vụ cho các lần thử thai tiếp theo (nếu không thành công)

Trước khi thực hiện chuyển phôi vào cơ thể phụ nữ, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra độ dày của niêm mạc tử cung để đảm bảo cho sự phát triển của phôi khi đặt vào tử cung người mẹ. Đồng thời xét nghiệm sinh thiết sẽ được tiến hành để chắc chắn không có bệnh lý di truyền nào có thể xảy ra.

Sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ từ 2-4 giờ.

Thời gian 2 tuần sau chuyển phôi là giai đoạn cực kì quan trọng. Người vợ cần duy trì sử dụng các loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi, sinh hoạt theo đúng yêu cầu mà bác sĩ điều trị đã đưa ra.

Hỗ trợ phôi thoát màng

Biện pháp này thường được sử dụng với các trường hợp bệnh nhân lớn tuổi hoặc đã từng thực hiện IVF nhưng thất bại.

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng thực hiện bằng cách tạo một lỗ hổng nhỏ ở lớp màng bọc ngoài phôi, giúp chúng dễ dàng phát triển hơn trong môi trường tử cung.

Thử thai

Đây là bước cuối cùng trong chu trình thụ tinh ống nghiệm IVF. Sau khi phôi được đưa vào cơ thể người mẹ 12 – 14 ngày, bệnh nhân nữ được đề nghị xét nghiệm máu để xem sự thụ thai có xảy ra hay không. Nồng độ beta HCG chính là yếu tố quyết định kết quả của IVF.

  • Nếu thành công, người mẹ tiếp tục thực hiện thêm các siêu âm khác để đảm bảo theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Trường hợp thất bại, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung mà không cần phải thực hiện lại các bước kích thích trứng, chọc hút trứng.

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là phương pháp hiện đại nhất hiện nay do đó tỉ lệ thành công bao giờ cũng đi kèm với chi phí thực hiện. Làm IVF hết bao nhiêu tiền, chi phí thực hiện IVF là bao nhiêu,…cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cặp vợ chồng.

Theo khảo sát, chi phí thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF tại các trung tâm y tế, các bệnh viện đầu ngành trên toàn quốc là khoảng 70-100 triệu đồng. Mức chi phí giao động không những phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng với phác đồ điều trị được áp dụng. Thêm vào đó vấn đề dịch vụ, chăm sóc sau IVF,…cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí.

IVF hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ của những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn
IVF hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ của những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn

Quy trình thực hiện của IVF phức tạp, đòi hỏi y bác sĩ có chuyên môn tốt,  trang thiết bị hiện đại, chi phí cao,…. Do đó, để góp phần nâng cao tỉ lệ thành công của biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm này, người bệnh cần tìm kiếm các địa chỉ chuyên khoa uy tín.

5 điều bác sĩ lưu ý để thực hiện IVF đạt hiệu quả tốt nhất

Người bệnh cần chú ý chăm sóc bản thân sau khi thực hiện IVF dựa trên những lời khuyên dưới đây.

  • Duy trì dùng thuốc: Sau khi thụ thai thành công, nữ giới nên tiếp tục việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt cần bổ sung progesterone để thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng được khuyến nghị: Người mẹ nên tìm mua các loại thực phẩm chức năng bổ sung axit folic. Chúng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ hở hàm ếch và bệnh lý tim mạch cho trẻ sơ sinh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, người mẹ nên bổ sung nhiều dưỡng chất. Các loại thực phẩm như: Cá hồi, bơ, thịt ức gà, ớt chuông, măng tây, cà rốt, xoài,….có chứa nhiều canxi, kẽm, sắt và vitamin các loại tốt cho sức khỏe.
  • Tăng cường nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng: việc nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể giúp mẹ bầu có một tinh thần thoải mái và sức khỏe vững vàng hơn. Em bé cũng vì thế mà phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Các bác sĩ cảnh báo việc quan hệ tình dục trong giai đoạn này có thể khiến vỡ phôi thai vừa cấy hoặc xuất hiện tình trạng co tử cung. Vì vậy trong thời gian nhạy cảm, cần tránh phát sinh vấn đề này.

Tắc vòi trứng có làm ivf được không và làm như thế nào đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Lưu ý để thực hiện thành công IVF là cần có sự chuẩn bị tốt về nhiều mặt cũng như chọn lựa các bệnh viện lớn, cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành.

THÔNG TIN NỔI BẬT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?