TOP 7 Thuốc Phụ Khoa Dành Cho Bà Bầu Và Những Điều Cần Lưu Ý

Việc sử dụng thuốc phụ khoa dành cho bà bầu rất quan trọng, cần lựa chọn kĩ và nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa bởi thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm, dễ bị các tác nhân gây hại tấn công. Tuy nhiên vẫn có một số loại thuốc bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn điều trị và đảm bảo các nguyên tắc: đáp ứng các triệu chứng bệnh, hạn chế mức rủi ro thấp nhất đến sức khỏe thai kỳ, ít gây tác dụng phụ

Thuốc phụ khoa dành cho bà bầu
Phụ nữ có thai sử dụng thuốc cần chặt chẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ

TOP 7 các loại thuốc phụ khoa dành cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Viêm phụ khoa khi mang thai là tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục thường gặp ở phụ nữ trong thai kì. Bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, nghiêm trọng hơn bệnh có thể gây một số nguy hiểm cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa bất thường ở cơ quan sinh dục, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Viêm phụ khoa dùng thuốc gì đặc biệt trong giai đoạn thai kì để không ảnh hưởng đến mẹ và bé là vấn đề mẹ bầu cần hiểu rõ. Có nhiều loại thuốc điều trị viêm phụ khoa an toàn cho mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định gồm:

1. Thuốc uống điều trị phụ khoa dành cho bà bầu Clindamycin

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

Thuốc phụ khoa Clindamycin
Thuốc phụ khoa dành cho bà bầu Clindamycin

Thuốc được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Thuốc có chứa hoạt chất clindamycin dùng điều trị do nhiễm khuẩn nặng cho vi khuẩn kỵ khí. Clindamycin được chỉ định có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Các thử nghiệm trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ không cho thấy tăng dị tật bẩm sinh. Chưa có dữ liệu về độ an toàn ở tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ bởi Clindamycin cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Liều và cách dùng:

  • Cách dùng: Thuốc uống
  • Liều lượng: liều thường dùng 150 – 450 mg/lần, cách 6 – 8 giờ/lần. Liều tối đa là 1.8 g/ngày.

2. Thuốc phụ khoa Metronidazole

Metronidazol là thuốc được sử trong điều trị các bệnh lý phụ khoa được sản xuất bởi hãng STADA của Đức. 

Thuốc được kê theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dùng trong liệu trình điều trị các bệnh lý: Bệnh đường tiết niệu – sinh dục do nhiễm vi khuẩn yếm khí, ký sinh trùng trichomonas, viêm âm đạo không đặc hiệu, bệnh do nhiễm amip, giardia intestinalis, hay điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí trong phẫu thuật

Thuốc phụ khoa Metronidazole
Thuốc phụ khoa dành cho bà bầu Metronidazole

Liều và cách dùng:

Phổ tác dụng của thuốc Metronidazol tương đối rộng, vì vậy đối với mỗi tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định liều lượng thuốc phù hợp.

Liều dùng: 

  • Đối với các bệnh nhiễm trùng do nhiễm amip: 1,5g/ngày, chia làm 3 lần.
  • Đối với viêm âm đạo, niệu đạo do trichomonas: liều duy nhất 2g hoặc điều trị phối hợp trong 10 ngày: 500mg/ngày, chia làm 2 lần

Cách dùng: có thể uống cùng thức ăn, nên uống một cốc nước đầy hoặc sữa khi uống thuốc để tránh bị đau dạ dày

Lưu ý khi dùng thuốc:

Kháng sinh hiệu quả nhất khi giữ lượng thuốc trong cơ thể ở mức ổn định. Do vậy, bạn nên uống thuốc ở những thời điểm cách đều nhau. Uống thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý thay đổi hay tăng giảm liều lượng ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày.

3. Thuốc đặt phụ khoa tốt dành cho bà bầu Miconazol

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A

Miconazol thuộc nhóm thuốc imidazole chống nấm, trị nhiễm nấm Candida âm hộ, âm đạo, miệng và đường tiêu hóa. Thuốc nên tránh sử dụng cho người mang thai đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. 

Liều và cách dùng:

  • Cách dùng: Viên đặt âm đạo
  • Liều lượng: 100mg/lần, 1 lần/ngày, trong 7 ngày (phác đồ khuyến cáo cho người mang thai).

4. Thuốc trị nấm âm đạo Clotrimazol

Clotrimazol có tác dụng kìm hãm và diệt nấm, tùy theo nồng độ, với các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Microsporum canis và các loài Candida. 

Chưa có đủ các số liệu nghiên cứu trên người mang thai trong 3 tháng đầu. Thuốc không sử dùng cho người mang thai trong 3 tháng đầu khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.

Liều và cách dùng:

  • Thuốc bôi: Bôi nhẹ một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị bệnh, 2 lần/ngày. Nếu bệnh không đỡ sau 4 tuần điều trị, cần phải xem lại chẩn đoán. Bệnh thường đỡ trong vòng 1 tuần. Có khi phải điều trị đến 8 tuần.
  • Viên đặt: Đặt một viên 100mg vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng liền trong 7 ngày, hoặc một viên 500mg, chỉ một lần. Dạng kem: dùng 5g/lần/ngày trong 7 – 14 ngày.

5. Thuốc đặt phụ khoa Polygynax

Thuốc đặt Polygynax dùng để điều trị viêm âm đạo, có tác dụng kháng nấm và vi khuẩn tốt. Trong viên đặt phụ khoa Polygynax, có sự kết hợp 3 hoạt chất: hai loại thuốc kháng sinh: Neomycin thuộc họ aminosid và Polymyxin B thuộc họ polipeptit giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn; thuốc chống nấm: nystatin thuộc họ polyene, cho phép phá hủy thành một số vi nấm hoặc ngăn chặn sự phát triển nấm.

Thuốc phụ khoa Polygynax
Thuốc phụ khoa dành cho bà bầu Polygynax

Liều và cách dùng:

  • Liều lượng: 1 viên vào buổi tối trong 12 ngày. 
  • Cách dùng: Bỏ thuốc vào tủ lạnh cho viên thuốc cứng lại, sau đó đặt thuốc vào âm đạo. Cần đặt thuốc vào sâu trong âm đạo, đặt cẩn thận đúng vị trí để thuốc phát huy được tác dụng.

6. Thuốc đặt phụ khoa Canesten 500

Loại thuốc này thường được chỉ định khi bị viêm âm đạo do vi nấm, điển hình nhất là nấm candida. Ngoài ra một số trường hợp bội nhiễm phụ khoa do một số vi khuẩn nhạy cảm với Clotrimazole thì thuốc cũng có thể được dùng. Thuốc Canesten có thể phát sinh một số phản ứng tại chỗ như bỏng nhẹ, rát vùng âm đạo, nhất là khi âm đạo đang có tổn thương hở.

Liều và cách dùng: 

  • Cách dùng: Thuốc đặt vùng âm đạo
  • Liều lượng: Chỉ dùng một liều duy nhất 1 viên/lần. Nếu các triệu chứng không được đáp ứng thì cần báo ngay cho bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp hơn.

7. Nhóm thuốc trị ngứa Vageston

Vageston có chứa hormone progesterone tự nhiên, thường được dùng để dự phòng cho cơn gò chuyển dạ. Progesterone có tác dụng điều hòa chu kì kinh nguyệt, hỗ trợ sự phát triển của tuyến vú trong thai kỳ, tạo nút nhày ở cổ tử cung. Vì vậy, đây là loại thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu rất an toàn trong thai kỳ.

Vageston 100 là loại thuốc phổ biến được chỉ định cho bà bầu trong nhóm thuốc trị ngứa Vageston. Thuốc được sử dụng trong trường hợp dọa sảy thai hoặc dự phòng sảy thai liên tiếp mà nguyên nhân do suy hoàng thể, dọa sinh non.

Liều và cách dùng: 

  • Cách dùng: thuốc đường uống
  • Liều dùng: Sử dụng thuốc Vageston 100 với liều trung bình từ 200 – 300 mg progesteron mỗi ngày chia làm 1 – 2 lần. Mỗi thể bệnh, bà bầu sẽ được chỉ định liều lượng thuốc khác nhau.

Nhóm thuốc trị ngứa có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có các đặc tính và thành phần khác nhau. Tùy theo tình trạng bệnh mỗi người, các bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng biệt. Vì lý do an toàn, chị em nên thận trọng, tránh tự ý mua thuốc trị bên ngoài.

Ngoài các loại thuốc phụ khoa kể trên, chị em có thể tham khảo một số loại dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn và phù hợp trong thai kì: 

  • Nước rửa vệ sinh Abena Intimate care: Với công thức đặc biệt, Abena được sản xuất không màu, không mùi, không chứa paraben và có độ pH từ 3-4 phù hợp với môi trường tự nhiên của âm đạo, giúp duy trì độ pH tự nhiên. Sản phẩm hoàn toàn dịu nhẹ và an toàn cho bà bầu.
  • Dung dịch vệ sinh Saforelle: được chiết xuất từ cây ngưu bàng giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
  • Dung dịch vệ sinh Lactacyd: được chiết xuất từ sữa tươi, giúp làm sạch dịu nhẹ vùng kín và hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Dung dịch vệ sinh Femfresh: được chiết xuất từ lô hội và cúc la mã giúp làm sạch vùng kín, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây ngứa và viêm vùng kín.

Những lưu ý sử dụng thuốc phụ khoa khi mang thai

Sau khi được bác sĩ khám và kê đơn, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý những điều sau:

Sử dụng thuốc an toàn cho bà bầu
Lưu ý khi sử dụng thuốc phụ khoa dành cho bà bầu
  • Thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, tuyệt đối không tự ý dùng, không thêm bớt liều lượng, thành phần thuốc 
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng để bệnh nhanh lành
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy bất cứ điều gì bất thường mẹ cần ngưng điều trị và hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

Ngoài ra, thai phụ cũng nên áp dụng một số mẹo trong sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa:

  • Ăn tỏi giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm âm đạo
  • Bổ sung probiotics và vitamin C hàng ngày cho cơ thể: ăn sữa chua (đặc biệt là sữa chua Hi Lạp), các loại hoa quả, rau xanh như bông cải xanh, ớt chuông,…
  • Uống nhiều nước
  • Vệ sinh âm đạo bằng nước lá trầu không với một ít muối hạt (3-5 lần/ 1 tuần)

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về các loại thuốc phụ khoa phổ biến dành cho bà bầu và những lưu ý khi sử dụng. Với mỗi loại thuốc đều có những tác động tiêu cực đến cơ thể dù ít, dù nhiều và tiềm ẩn những hậu quả khôn lường. Vì thế, trước khi sử dụng, chị em nên đi khám, nghe tham vấn của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?