Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế cho trẻ dưới 15 tuổi

Ngày 07/02/2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 897/BYT-MT hướng dẫn cách ly y tế với trẻ em dưới 15 tuổi.

          Nội dung cụ thể:

Thời gian cách ly y tế là 14 ngày.

Đối với trẻ dưới 5 tuối thực hiện cách ly y tế tại nhà riêng khi đảm bảo đủ các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với trẻ từ 5 đến 15 tuổi thực hiện cách ly y tế tập trung trong 7 ngày đầu. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần liên tiếp với SARS-CoV-2 (lấy mẫu vào ngày 1, ngày 3 và ngày 7), trẻ sẽ được về cách ly tại nhà riêng nếu đảm bảo đủ các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Việc di chuyển từ cơ sở cách ly y tế tập trung về nhà phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi được cách ly tại nhà, Bộ Y tế yêu cầu các điều kiện:

          Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

          – Là nhà ở riêng lẻ.

          – Trước cửa nhà phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”.

          – Phải có phòng cách ly phải khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nếu nhà có nhiều tầng, sử dụng một tầng riêng biệt để cách ly y tế. Phải cso xà phòng rửa tay, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chwuas 60% cồn.

          – Phòng cách ly phải được vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất là thường xuyên mở cửa sổ, hạn chế dùng điều hòa (nếu dùng, để nhiệt độ trên 26 độ C và tăng cường thông gió), không dùng điều hòa trung tâm, hạn chế đồ đạc, vật dụng trong phòng.

          – Các dụng cụ vệ sinh, phương tiện phòng hộ cá nhân, phòng chống lây nhiễm cho người chăm sóc trẻ và người nhà phải được trang bị đầy đủ.

          Yêu cầu đối với trẻ được cách ly và người nhà chăm sóc trẻ:

          – Phải có người khỏe mạnh chăm sóc và giám sát trẻ trong suốt thời gian thực hiện cách ly;

– Người chăm sóc trẻ không được ra khỏi phòng cách ly, không tiếp xúc thành viên trong gia đình cũng như những người khác, không tiếp xúc vật nuôi, có suất ăn riêng.

– Hướng dẫn cho trẻ và bản thân thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay…

– Người chăm sóc trẻ tự theo dõi sức khỏe của trẻ và bản thân. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ phải thông báo ngay cho nhân viên y tế.

Theo Bộ Y Tế – Cổng thông tin điện tử

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?