Lạc Nội Mạc Tử Cung Có Nên Mổ Không Và Những Điều Cần Biết
Lạc nội mạc tử cung có nên mổ không là thắc mắc cần được giải đáp của rất nhiều chị em đang bị những triệu chứng khó chịu của bệnh làm ảnh hưởng. Vậy khi nào nên thực hiện phẫu thuật mổ lạc nội mạc tử cung, chi phí và quá trình thực hiện như thế nào? Người bệnh có thể tham khảo chi tiết những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bị lạc nội mạc tử cung có nên mổ không, mổ khi nào?
Mổ lạc nội mạc tử cung là một trong những biện pháp tích cực, được áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Can thiệp ngoại khoa thường là giải pháp cuối cùng bởi phương pháp này cũng có những rủi ro tiềm ẩn.
Không phải bất cứ ai bị lạc nội mạc tử cung cũng được chỉ định phẫu thuật. Dựa vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và mong muốn của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể và phù hợp nhất.
Nên mổ lạc nội mạc tử cung khi nào?
Thông thường, sau khi chẩn đoán và kiểm tra kỹ càng, nếu thấy các khối u lạc nội mạc thuộc những trường hợp sau đây, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ:
- Khối u lạc nội mạc có kích thước lớn, không tiêu biến hoặc giảm khi dùng các loại thuốc điều trị.
- Các khối niêm mạc lạc nội mạc tử cung đã trở nên nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng hoặc đã gây các biến chứng rõ rệt như đau bụng dưới dữ dội, viêm nhiễm vùng xâm lấn, lan rộng ra nhiều cơ quan trong cơ thể hơn,…
- Lạc nội mạc có biến chứng xấu ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, sinh sản ở nữ giới đang mong muốn có con.
- Các u nang bắt đầu xuất hiện tại khu vực buồng trứng.
- Các trường hợp điều trị bằng nội khoa nhưng không thuyên giảm, không có kết quả.
Đặc biệt, đối với nữ giới đang có nhu cầu mang thai, các phương pháp điều trị khác không cho kết quả tốt và nhanh chóng, bác sĩ cũng sẽ ưu tiên chỉ định phẫu thuật, kết hợp dựa trên mức độ bệnh của bệnh nhân.
Mổ lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mổ lạc nội mạc tử cung giúp điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý, phương pháp này có những rủi ro nhất định:
- Nguy cơ nhiễm trùng: Nhiễm trùng vết mổ là hậu quả không mong muốn nhất của phẫu thuật. Vi khuẩn tấn công tại vị trí vết mổ gây mưng mủ, sưng đỏ, tụ dịch,… làm tăng thời gian nằm viện hậu phẫu cũng như tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
- Nguy cơ tái phát bệnh: Thông thường, phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp điều trị bệnh ít gây tái phát. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện thiếu kinh nghiệm, xử lý các vùng bị bệnh không tốt có thể gây ra di chứng, các u còn sót lại tiếp tục xâm lấn,… Từ đó, bệnh có thể phát triển nặng nề hơn, đe dọa khả năng sinh sản của nữ giới.
- Gây mất máu và đau đớn: Phẫu thuật can thiệp càng nhiều thì càng gây ra những rủi ro cao trong đó mất máu và gây nhiều đau đớn cho cơ thể là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, thời gian phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung cũng tương đối lâu, dễ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của bệnh nhân.
- Nguy cơ để lại sẹo tại các cơ quan sinh sản: Khi các mô nội mạc xâm lấn vào bất cứ cơ quan nào sau phẫu thuật cũng sẽ để lại sẹo. Điều này có thể gây ra một số những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ sau này.
Những nguy cơ, rủi ro khi mổ lạc nội mạc thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như người bệnh thực hiện phẫu thuật ở những bệnh viện uy tín có trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh tốt, các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao thì tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật cũng sẽ cao hơn. Đồng thời người bệnh sẽ ít phải đối mặt với những nguy cơ như bệnh tái phát, viêm nhiễm hậu phẫu,…
Thêm vào đó, mức độ xâm lấn của các mô nội mạc đi lạc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của ca phẫu thuật. Khi chứng lạc nội mạc tử cung xâm lấn lan rộng ra nhiều cơ quan trong cơ thể, cũng có nghĩa là việc phẫu thuật cũng trở nên phức tạp hơn và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và chăm sóc sau điều trị cũng quyết định rất nhiều sức khỏe của chị em sau mổ loại bỏ u lạc.
Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung được đánh giá là ca phẫu thuật có độ thành công cao, bảo tồn cơ quan sinh sản, cho phép cải thiện khả năng mang thai và ít nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị trước, trong và sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình trị liệu được diễn ra an toàn, ít nguy cơ rủi ro nhất có thể.
Quy trình thực hiện phẫu thuật lạc nội mạc tử cung
Hiện nay, bệnh nhân lạc nội mạc tử cung có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật theo một trong hai phương pháp chính là mổ nội soi và mổ hở. Quy trình thực hiện chi tiết bao gồm:
Trước khi phẫu thuật
Trước khi có quyết định phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được khám tổng quát, hội chẩn để đánh giá thể trạng một cách toàn diện. Bác sĩ điều trị sẽ thông tin về ca mổ đến bệnh nhân, lưu ý một số vấn đề cần thiết và chỉ thực hiện phẫu thuật khi bệnh nhân đồng ý và ký vào giấy cam kết. Cụ thể:
- Người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm lâm sàng bắt buộc và loại trừ trường hợp không được thực hiện phẫu thuật.
- Bác sĩ giải thích chi tiết cho bệnh nhân về quy trình mổ, các biến chứng có thể xảy ra và các nguy cơ sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân được khuyến cáo không nên ăn uống 8 tiếng trước khi phẫu thuật và có thể uống nước nhưng với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thời gian phù hợp để tiến hành mổ lạc nội mạc tử cung thông thường là sau khi sạch kinh khoảng 1 tuần.
Tiến hành phẫu thuật
Đối với những khối u lạc nội mạc tử cung hoặc vùng nội mạc xâm lấn có kích thước nhỏ hơn 8mm, phương pháp được áp dụng thường là phẫu thuật nội soi. Những bệnh nhân có các biểu hiện mô nội mạc quá lớn và xâm lấn phức tạp sẽ được thực hiện mổ hở. Người bệnh sẽ được sát khuẩn và gây tê toàn thân trước khi bắt đầu phẫu thuật đối với cả 2 phương pháp.
Phẫu thuật nội soi:
Đối với phẫu thuật nội soi, các bước thực hiện bao gồm như sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành bơm khí CO2 vào ổ bụng, để thuận tiện cho việc quan sát nội soi.
- Bước 2: Bác sĩ rạch một vết rạch nhỏ vừa đủ để đưa các dụng cụ nội soi chuyên dụng vào vị trí có mô nội mạc đi lạc.
- Bước 3: Thực hiện bóc tách khối lạc nội mạc một cách cẩn trọng và kĩ càng. Tùy theo kích thước của các khối u lạc nội mạc mà bác sĩ có thể lựa chọn cắt bỏ hoặc đốt laser.
- Bước 4: Sau khi xác định đã loại bỏ sạch các u lạc nội mạc, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết mổ bằng chỉ y tế chuyên dụng, hoàn thành ca phẫu thuật nội soi.
Đối với phẫu thuật hở:
- Bước 1: Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ rạch da theo đường ngang, với kích thước phù hợp.
- Bước 2: Sử dụng kéo phẫu thuật để bóc tách khối u lạc nội mạc, hạn chế làm vỡ nang. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kiềm để kẹp cuốn lấy nang đồng thời ngăn ngừa chảy máu.
- Bước 3: Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra xem các mô nội mạc đã lấy hết hay chưa rồi tiến hành khâu lại vết mổ bằng chỉ tự tiêu hoặc không tiêu
- Bước 4: Thực hiện sát khuẩn vết mổ rồi băng lại, hoàn tất quá trình phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi thường ít xâm lấn hơn phẫu thuật hở
Mổ lạc nội mạc tử cung chi phí bao nhiêu?
Chi phí phẫu thuật lạc nội mạc tử cung ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phẫu thuật: Mức chi phí chi trả cho phẫu thuật nội soi và phẫu thuật hở khác nhau. Thậm chí phẫu thuật nội soi cắt bỏ tử cung, kỹ thuật nút mạch tử cung cũng có sự chênh lệch nhau về mức phí. Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung càng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có kỹ thuật cao thì biểu phí cũng sẽ cao hơn bình thường.
- Mức độ bệnh lạc nội mạc tử cung: Mổ lạc nội mạc tử cung khi mức độ bệnh nhẹ, u nội mạc ít về số lượng, mức độ xâm lấn thấp hoặc vị trí dễ bóc tách thì sẽ có chi phí sẽ thấp hơn khi bệnh phức tạp.
- Địa chỉ chữa trị: Ở mỗi địa chỉ bệnh viện người bệnh lựa chọn điều trị sẽ có mức chi phí chữa bệnh khác nhau. Tùy vào nhu cầu và kinh tế, người bệnh cũng có thể lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với bản thân.
Thông thường, mức chi phí điều trị có thể dao động trong khoảng từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Bên cạnh đó sau khi thực hiện ca phẫu thuật, còn có các chi phí phát sinh liên quan như thuốc điều trị và chăm sóc phục hồi.
Lưu ý sau khi phẫu thuật lạc nội mạc tử cung
Sau khi hoàn tất ca mổ lạc nội mạc tử cung, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe sinh sản và sức khỏe cơ thể nói chung:
- Chế độ ăn uống: Trong khoảng từ 2-3 ngày đầu sau mổ, chị em nên ăn các đồ ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt như cháo, súp, đồ ăn hầm nhừ. Sau đó ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, sắt, rau và hoa quả xanh. Nên kiêng các loại thực phẩm ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia, rượu,…
- Chế độ sinh hoạt: Chị em nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, hạn chế vận động và làm việc quá sức. Tốt nhất nên kiêng tắm và quan hệ tình dục khi vết thương phẫu thuật lành hẳn.
- Khi sử dụng thuốc: Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sau phẫu thuật chị em cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng. Uống và thực hiện đúng liều lượng và đúng chỉ dẫn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Thực hiện tái khám tại bệnh viện: Tái khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như xuất huyết, sốt cao sau phẫu thuật.
- Chế độ tập luyện: Chị em nên kết hợp tập luyện các bài tập yoga nhẹ nhàng khi vết thương đã lành. Cố gắng duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress.
Mổ lạc nội mạc tử cung ở đâu uy tín?
Địa chỉ bệnh viện uy tín giúp chị em hạn chế những lo lắng về vấn đề lạc nội mạc tử cung có nên mổ không. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm tư vấn điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân. Dưới đây là top các địa chỉ chị em có thể tham khảo để đến chữa bệnh lạc nội mạc tử cung hiệu quả:
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Đây là địa chỉ bệnh viện chuyên khoa sản số 1 của thủ đô, đồng thời là đơn vị đầu ngành chăm sóc sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Để khám và phẫu thuật lạc nội mạc tử cung, người bệnh có thể tới địa chỉ 929 La Thành, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, với điện thoại liên hệ: (84-24) 38 341 181.
- Bệnh viện Bạch Mai: Ưu thế nổi bật của bệnh viện Bạch Mai là sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và chuyên nghiệp. Trong trường hợp lạc nội mạc tử cung phát triển nghiêm trọng, chị em có thể tới bệnh viện để làm các xét nghiệm thăm khám chuyên sâu và tư vấn điều trị. Bệnh nhân di chuyển tới số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được thăm khám. Điện thoại liên hệ của bệnh viện là: 096 985 1616.
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Đây là địa chỉ bệnh viện chuyên sản – phụ khoa hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Nữ giới có thể tới đây để thăm khám những vấn đề sức khỏe sinh sản thường gặp đặc biệt là phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung. Địa chỉ bệnh viện nằm tại số 43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Điện thoại: (04) 8259281.
- Bệnh viện Từ Dũ: Là một trong những địa chỉ bệnh viện tuyến Trung ương hàng đầu tại khu vực miền Nam, bệnh viện là nơi tiếp nhận và chữa trị thành công cho rất nhiều ca lạc nội mạc tử cung. Bệnh nhân khu vực miền Nam có thể di chuyển tới địa chỉ 284, Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh để thăm khám và phẫu thuật khi cần thiết. Số điện thoại liên hệ: (84-8) 54 042 829 hoặc (84-8) 38 395 117.
Trên đây là thông tin giải đáp cho chị em về vấn đề lạc nội mạc tử cung có nên mổ không. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bài viết, người bệnh sẽ có những định hướng tốt để thực hiện phẫu thuật và điều trị đạt hiệu quả cao. Việc thăm khám tại bệnh viện và nhận tư vấn của các bác sĩ chuyên môn là cần thiết và phù hợp nhất với từng tình trạng bệnh, vì thế chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tới khám bệnh càng sớm càng tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!