Lạc Nội Mạc Tử Cung Uống Thuốc Gì Để Nhanh Khỏi Và An Toàn Nhất
Lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì là vấn đề được quan tâm của rất nhiều chị em khi phải chịu đựng các triệu chứng bệnh. Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều loại thuốc tây y điều trị nhanh và cải thiện đáng kể tình trạng bệnh lý. Bài viết dưới đây thống kê chi tiết tới chị em các nhóm thuốc và loại thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung tốt nhất thị trường.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tuyến mô đệm vốn nằm tại nội mạc tử cung nhưng lại xuất hiện bên ngoài buồng tử cung thậm chí xâm lấn sang ống dẫn trứng. Bệnh lạc nội mạc tử cung thường gắn liền với những biểu hiện bất thường trong kì kinh nguyệt như đau bụng kinh, chảy máu cục, đau rát khi quan hệ tình dục,…
Để điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay các bác sĩ thường chỉ định 1 trong 2 phương pháp phổ biến là dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật. Chứng lạc nội mạc tử cung được đánh giá là lành tính, không gây ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc trước khi bệnh chuyển biến chứng nặng hơn.
Lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì tốt nhất hiện nay?
Thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung được chia thành nhiều chủng loại khác nhau, đáp ứng khả năng tương tác, phù hợp với nhiều cơ địa và tình trạng bệnh không giống nhau của mỗi người. Thuốc điều trị chia thành 2 nhóm chính bao gồm: thuốc giảm đau – kháng viêm và thuốc trị liệu hormone. Chi tiết như sau:
Bị lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì? – Thuốc giảm đau – kháng viêm
Bệnh lạc nội mạc tử cung thường gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội và có thể kèm theo viêm nhiễm tại tử cung cùng các bộ phận sinh sản lân cận như âm đạo, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung. Cứu cánh quan trọng không thể thiếu của chị em phụ nữ lúc này là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để ngăn chặn cơn đau và tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc.
Cụ thể, nhóm thuốc giảm đau, tiêu viêm được kê đơn cho bệnh nhân lạc nội mạc thường gồm những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
Nhóm thuốc này chủ yếu chứa các hoạt chất chính là paracetamol, aspirin,… có tác dụng giảm cơn đau trong đó có đau bụng kinh, đồng thời có thể làm hạ sốt. Thuốc thường thuốc này không tác động đến hệ hô hấp hay tim mạch, ít gây kích ứng hoặc xuất huyết dạ dày như một số nhóm thuốc khác.
Người dùng có thể mua thuốc không cần kê đơn hoặc chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm đau nhóm này là Panadol, Hapacol, Aspirin, Paracetamol,…
- Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm cơn đau, hạ sốt và kháng viêm trong các trường hợp như đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật, đau răng, đau xương khớp hiệu quả. Sử dụng loại thuốc nhóm này giúp người bệnh lạc nội mạc tử cung bớt đau bụng hơn, giảm sưng viêm, đồng thời ngăn bệnh biến chứng nặng.
Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid có tác dụng nhanh với những cơn đau từ cấp độ trung bình đến dữ dội. Tiêu biểu là một số loại thuốc như: Diclofenac, meloxicam, ibuprofen,…
- Thuốc giảm đau gây mê
Với những cơn đau ở mức độ nghiêm trọng, liên tục và kéo dài, thuốc giảm đau gây mê tác dụng mạnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng.
Nhóm thuốc này hoạt động trên hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể để giảm đau và ức chế các cơn đau. Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này trong một thời gian dài, cơ thể có thể hình thành thói quen xấu, lệ thuộc về tinh thần hoặc thể chất vào thuốc.
Một số loại thuốc thuộc nhóm giảm đau gây tê là Hydrocodone, fentanyl, tramadol…Thuốc được kê theo toa, người bệnh không được phép tự ý mua và sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Lưu ý:
- Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol, aspirin và nhóm thuốc kháng viêm không steroid nếu như lạm dụng sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, cao huyết áp…
- Còn đối với nhóm thuốc giảm đau gây tê có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng cho người bệnh như: Buồn ngủ, chóng mặt, suy hô hấp, buồn nôn, nôn…
Bệnh lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì? – Sử dụng thuốc can thiệp hormone
Phương pháp sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng khống chế cơn đau nhất thời tại thời kỳ kinh nguyệt. Đối với những bệnh nhân tiếp tục gặp biểu hiện của chứng lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc can thiệp nội tiết tố để điều trị bệnh một cách triệt để hơn.
Nhóm thuốc hormone này có tác dụng làm cho lớp nội mạc tử cung mỏng bớt, từ đó giảm lượng máu kinh, giảm kích thước các mô lạc bên ngoài. Thêm vào đó, các loại thuốc này còn có tác dụng hạn chế tình trạng máu kinh nguyệt trào ngược, ngăn chặn sự hình thành các mô lạc nội mạc tử cung mới.
Chính vì vậy, liệu pháp hormone giúp điều trị lạc nội mạc tử cung dứt điểm, ngăn ngừa triệu chứng phát tác sau khi người bệnh ngưng dùng thuốc. Dưới đây là một số nhóm thuốc trị liệu hormon chính:
- Nhóm thuốc tránh thai hàng ngày
Các loại thuốc tránh thai được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị lạc nội mạc tử cung thường có thành phần kết hợp giữa hormone estrogen và progestin. Các loại thuốc này có tác dụng điều tiết lượng Progesterone – một dạng hormon steroid được tiết ra ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Mục đích chính là làm ít đi và đặc quánh lại các chất nhầy ở cổ tử cung và làm thư giãn cơ trơn trong tử cung. Khi đó, các triệu chứng đau hoặc xuất huyết bất thường trong kỳ kinh sẽ được giảm nhẹ và dần biến mất.
Đối với trường hợp chảy máu tử cung bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng tiêm. Người bệnh chỉ cần tiêm vào bắp 1 liều duy nhất từ khoảng 50 – 100 mg tùy thể trạng hoặc tiêm 5 – 10 mg/ngày, thực hiện liên tiếp trong 6 ngày sẽ hết tình trạng chảy máu.
Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc tránh thai hàng ngày phổ biến hiện nay như: Marvelon Bayer, Triquilar Bayer, Estraceptin, Rosepire Rigevidon, Newlevo,…
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc tránh thai để điều trị chứng lạc nội mạc tử cung, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: đau tức ngực, buồn nôn, nhức đầu, tăng cân mất kiểm soát,…
- Nhóm thuốc chủ vận GnRH
Trả lời cho câu hỏi lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì tốt, chị em có thể tham khảo cách điều trị với nhóm thuốc chủ vận GnRH.
GnRH là một loại hormone được cơ thể điều tiết ra ở vùng hạ đồi, tác động đến các hormone sinh dục nữ theo từng chu kỳ rõ rệt. Nhóm thuốc này có tác dụng chính là chặn hormone nội tiết kích thích buồng trứng và đồng thời làm giảm đi lượng estrogen trong cơ thể người bệnh.
Chính vì vậy, nhóm thuốc hormone này làm lớp nội mạc tử cung bị co nhỏ lại gây ra mất kinh nguyệt tạm thời, từ đó làm biến mất các cơn đau bụng kinh nhanh chóng. Trong một số trường hợp, nữ giới giảm estrogen sẽ dễ gặp các triệu chứng như bốc hỏa, buồn nôn, khô hạn âm đạo và loãng xương,… Khi đó, bác sĩ sẽ kê thêm estrogen ở liều thấp để khắc phục tình trạng này.
Ngay sau khi ngừng dùng thuốc điều trị GnRH, chu kỳ kinh nguyệt cùng khả năng mang thai của người bệnh sẽ được phục hồi ngay.
Ngoài ra, nhóm chủ vận GnRH còn có một số loại hormone dạng tiêm điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung có thể được chỉ định như sau:
– Buserelin: Đây là hormone nội tiết tố được chỉ định dùng điều trị lạc nội mạc tử cung ở nữ giới và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Liều lượng chỉ định cho mỗi mũi là khoảng 150mcg 2 lần/ngày.
– Leuprolin: Đây cũng là một loại hormone có cường độ nặng hơn, dùng để chữa trị ung thư tuyến tiền liệt ở nam và ung thư vú, lạc nội mạc tử cung ở nữ giới. Thuốc chứa Leuprolin với lượng 3,75mg/ 28 ngày/ lần có thể dùng đơn trị bệnh hoặc sử dụng bổ trợ cho phẫu thuật
– Goserelin: Thuốc này có tác dụng giải phóng gonadotropin, một loại hormone được tiết ra bởi các tế bào tuyến sinh dục tuyến yên. Việc kích thích giải phóng hormone này giúp điều trị lạc nội mạc tử cung bằng cách làm giảm độ dày nội mạc tử cung. Goserelin được dùng với liều lượng 3,6mg/ 28 ngày/ lần tiêm dưới da thành bụng của bệnh nhân.
Nhóm thuốc tiêm hormone làm mất kinh nguyệt tạm thời giảm các triệu chứng đau bụng kinh
Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ được dùng trị bệnh trong vòng dưới 6 tháng. Nếu dùng trong thời gian dài người bệnh sẽ gặp các tác dụng phụ như suy giảm ham muốn tình dục, gây rong kinh kéo dài, ức chế tiết estrogen tự nhiên và loãng xương.
- Tình trạng lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì? – Danazol
Danazol là một loại dẫn chất tổng hợp của ethinyl testosteron với công dụng chính là ức chế buồng trứng tạo steroid, từ đó làm teo các mô nội mạc tử cung bị lạc chỗ.
Mặc dù Danazol không có tác dụng phóng noãn tuy nhiên lại có khả năng làm giảm tỷ lệ phát triển các nhu mô bất thường ở vú và giảm triệu chứng cho người mắc lạc nội mạc tử cung. Thuốc giúp hạn chế và phòng ngừa các ổ nội mạc tử cung bị lạc chỗ và giúp làm mỏng nội mạc tử cung trước phẫu thuật.
Thuốc Danazol được dùng dưới dạng uống với liều lượng 200mg/viên, mỗi ngày dùng 2 viên. Người bệnh cần liên tục uống thuốc trong 6 tháng trong đó 3 tháng dùng thuốc giúp teo ổ lạc nội mạc tử cung, 3 tháng duy trì để bệnh không tái phát.
Một số loại thuốc hormone chứa Danazol phổ biến là Danovid, Donogen 200, Duozol cap,…
Lưu ý: Thuốc Danazol có thể gây ra tác dụng phụ như tăng cân mất kiểm soát, nổi mụn, suy nhược thần kinh, rong kinh. Nếu lạm dụng dùng liều cao có thể dễ gây vô sinh
- Nhóm thuốc ức chế men và enzym Aromatase
Nhóm thuốc ức chế men Aromatase là loại thuốc được chỉ định để ngăn chặn enzyme aromatase biến các hormone khác thành hormon estrogen.
Nhờ khả năng làm giảm lượng estrogen trong cơ thể, thuốc có tác dụng kìm hãm, ngăn chặn sự hình thành và phát triển các khối u, các mô nội mạc đi lạc bằng cách loại dần hormone phát triển của các tế bào ung thư.
Nhóm thuốc ức chế enzym Aromatase được chỉ định phối hợp với nhóm thuốc tránh thai trong trường hợp đã áp dụng các loại thuốc khác hoặc phương pháp phẫu thuật không cho hiệu quả kỳ vọng.
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự sản sinh estrogen trong cơ thể điều trị ung thư và lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Liều lượng dùng được chỉ định của loại thuốc này là 2,5 mg/ngày với thời gian điều trị tùy thể trạng người bệnh, thường dưới 6 tháng.
Một số loại thuốc phổ biến của nhóm này trên thị trường là Letrozole, Anastrozole, Exemestane
Lưu ý: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như loãng xương, khô âm đạo, trầm cảm, đổ mồ hôi,…
Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung
Hầu hết các loại thuốc sử dụng trong điều trị lạc nội mạc tử cung đều được bác sĩ kê đơn dựa trên việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Vì vậy, người bệnh không cần quá lo lắng về vấn đề lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì tốt. Thuốc tốt nhất là loại thuốc phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh lý của người bệnh. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:
- Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng và thời gian điều trị. Không tự ý điều chỉnh, thay đổi hoặc tự mua thuốc uống.
- Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung, tốt nhất không nên sử dụng kết hợp với các loại thuốc chữa bệnh khác, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
- Thông báo cho bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường sau dùng thuốc.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và lành lạnh: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, chất béo, chất kích thích.
- Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và giữ tinh thần lạc quan và thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
- Khi bị đau bụng kinh, người bệnh có thể ngâm mình với nước nóng hoặc chườm ấm để làm giảm bớt cơn đau.
- Tập thể dục nhẹ nhàng với bài tập lưu thông máu huyết mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Chị em nên kê một chiếc gối ở phần sau của đầu gối khi ngủ để nâng đỡ vùng chậu, ngủ ngon hơn.
Trên đây là tất cả thông tin giải đáp cho người bệnh vấn đề lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì tốt nhất và nhanh khỏi nhất. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về các loại thuốc chữa bệnh để định hướng điều trị bệnh phù hợp và nhanh hồi phục nhất.
THÔNG TIN NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!