Thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo hay còn gọi là bơm tinh trùng đã lọc, rửa vào buồng tử cung (Intra-uterine insemination – IUI) là phương pháp điều trị vô sinh đầu tiên và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc sử dụng tinh trùng đã qua lọc, rửa và kích hoạt trở thành tiêu chuẩn điều trị trong IUI từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Nguyên tắc của IUI là làm giảm các tác động bất lợi của môi trường âm đạo và chất nhầy cổ tử cung lên tinh trùng; đồng thời đặt tinh trùng ở vị trí gần trứng nhất.

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi cho nhiều chỉ định như:

• Bất thường phóng tinh: lỗ tiểu đóng thấp, chấn thương tủy sống, xuất tinh ngược, bất lực do nguyên nhân thực thể hay tâm lý.

• Yếu tố cổ tử cung: chất nhầy cổ tử cung không thuận lợi, ít chất nhầy cổ tử cung.

• Vô sinh nam: tinh trùng ít, tinh trùng di chuyển kém, tinh trùng dị dạng, phối hợp các bất thường trên.

• Miễn dịch: kháng thể kháng tinh trùng ở nam giới (tự kháng thể) hoặc kháng thể kháng tinh trùng ở nữ giới ở cổ tử cung, trong huyết thanh.

• Vô sinh không rõ nguyên nhân.

• Lạc nội mạc tử cung: dạng nhẹ.

• Rối loạn phóng noãn: sau khi điều trị gây phóng noãn, người ta phối hợp với IUI để tăng tỷ lệ thành công của chu kỳ điều trị.

• Phối hợp nhiều bất thường trên.

• Bơm tinh trùng người cho (đối với chồng không có tinh trùng).

Điều kiện để có thể thực hiện điều trị IUI gồm: người vợ có ít nhất 1 trong 2 vòi trứng thông và buồng trứng còn hoạt động và tinh dịch đồ chồng bình thường hoặc bất thường ở mức độ nhẹ và vừa. Mẫu tinh trùng sau rửa phải đạt tối thiểu 1 triệu tinh trùng di động.

Thụ tinh nhân tạo IUI
Thụ tinh nhân tạo IUI

Nguy cơ có thể gặp:

• Hội chứng quá kích buồng trứng: tỷ lệ thay đổi tùy theo đối tượng bệnh nhân và phác đồ thuốc sử dụng.

• Đa thai: thường không quá 20%, nếu kích thích nhiều nang noãn trưởng thành.

• Nhiễm trùng: tỷ lệ nhiễm trùng thấp, thường do kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng hoặc không đảm bảo vô trùng khi thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng.

• Sẩy thai: tỷ lệ sẩy thai ở các chu kỳ hỗ trợ sinh sản nói chung cao hơn bình thường.

• Một số các biến chứng khác có thể gặp như: xuất huyết, đau bụng, viêm vòi trứng không nhiễm trùng, dị ứng…

Theo Sức Khỏe & Đời Sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?