Thuốc Điều Trị Viêm Vùng Chậu Loại Nào Tốt? Dùng Ra Sao?

Thuốc điều trị viêm vùng chậu có thể được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc uống, thuốc đặt, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch…. Các loại thuốc này giúp giảm đau, kháng viêm đồng thời cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần hiểu rõ về từng loại thuốc và tuân thủ liệu trình của bác sĩ đưa ra.

Top 4 thuốc điều trị viêm vùng chậu hiệu quả

Viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa xảy ra khi cơ quan sinh dục bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, trùng roi. Các tác nhân gây bệnh này có thể xuất phát từ âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, vùng chậu, ống dẫn trứng,…. Nếu không được xử lý kịp thời, viêm vùng chậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khoẻ.

Hiện nay, để điều trị viêm vùng chậu, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Cụ thể

Thuốc điều trị viêm vùng chậu do vi khuẩn lậu cầu

Viêm vùng chậu do vi khuẩn lậu cầu là tình trạng khá phổ biến. Loại vi khuẩn này có thể khiến tử cung, ống dẫn trứng cũng như niệu đạo của nữ giới bị viêm nhiễm. Để điều trị tình viêm vùng chậu do lậu cầu, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như:

Ceftriaxone 

Ceftriaxone là kháng sinh thuộc cephalosporin thế hệ 3, dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch. Khi đi vào cơ thể, Ceftriaxone sẽ tiến hành tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, loại bỏ các vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay còn gọi song cầu Gram (-).

Ceftriaxone là thuốc điều trị viêm vùng chậu khá phổ biến
Ceftriaxone là thuốc điều trị viêm vùng chậu khá phổ biến

Spectinomycin

Spectinomycin là thuốc trị viêm vùng chậu dạng kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn nhờ quá trình nuôi cấy Streptomyces spectabilis. Loại thuốc này giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, trong đó tác dụng mạnh với vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Spectinomycin cũng là thuốc dạng tiêm bắp được kê đơn cho bệnh nhân bị lậu ở sinh dục.

Cefotaxime

Dây là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cefotaxime giúp kháng khuẩn, hiệu quả mạnh với các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương nhưng tác dụng yếu hơn. Người bị viêm vùng chậu được kê đơn Cefotaxime dạng tiêm bắp nhằm đẩy nhanh thời gian hấp thụ thuốc và giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là thuốc được nhiều bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân mắc viêm vùng chậu. Bởi đây là loại thuốc thuộc nhóm quinolon, có tác dụng chống lại hoạt động của các vi khuẩn lậu cầu. Ciprofloxacin có thể hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hoá, vì thế người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc sau ăn theo liều lượng của bác sĩ.

Viêm vùng chậu do trùng roi dùng thuốc gì?

Một số trường hợp viêm nhiễm vùng chậu thường khởi phát do trùng roi như trichomonas vaginalis. Để điều trị bệnh cho các trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

Metronidazol

Metronidazol là thuốc điều trị viêm vùng chậu bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là các trường hợp viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, hay bị viêm vùng chậu do Trichomonas vaginalis. Đây là thuốc thuộc nhóm chất dẫn chất 5 – nitro – imidazol, có tác động với các động vật nguyên sinh, tiêu biểu phải kể tới vi khuẩn kị khí, Trichomonas vaginalis,…

Metronidazol được kê đơn cho bệnh nhân viêm vùng chậu
Metronidazol được kê đơn cho bệnh nhân viêm vùng chậu

Nếu bị viêm vùng chậu do trùng roi, người bệnh có thể được kê đơn Metronidazol dạng tiêm truyền hoặc đường uống, tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ viêm nhiễm.

Tinidazole

Tinidazole là thuốc kháng sinh được bào chế dưới 2 dạng chính là viên uống và bột pha tiêm truyền tĩnh mạch. Loại thuốc điều trị viêm vùng chậu này có thể tiêu diệt trùng roi Trichomonas sinh dục ở cả nữ giới lẫn nam giới. Do đó, trong các phác đồ chữa viêm vùng chậu, loại thuốc này cũng thường xuyên được các bác sĩ kê đơn.

Thuốc chữa viêm vùng chậu do vi khuẩn kỵ khí

Những trường hợp viêm vùng chậu do vi khuẩn khí, người bệnh có thể được kê đơn Cefoxitin dạng tiêm tĩnh mạch. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 2. Công dụng chính của thuốc là diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Do có hoạt tính mạnh nên Cefoxitin có tác dụng mạnh với các trường hợp viêm vùng chậu do vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) và nhất là vi khuẩn kỵ khí.

Người bệnh có thể được kê đơn Cefoxitin ở dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục tùy thuộc vào tình trạng của từng người.

Thuốc điều trị viêm vùng chậu do nấm

Nếu bị viêm vùng chậu do nấm, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc dạng đặt hoặc dạng uống. Cụ thể:

Clotrimazole

Clotrimazole là thuốc chữa viêm vùng chậu dạng đặt âm đạo. Khi đi vào cơ thể, thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh tại chỗ. Đây cũng là loại thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt nấm candida đồng thời làm lành các tổn thương vùng niêm mạc. Đây cũng là lý do Clotrimazole được các bác sĩ kê đơn giúp tiêu diệt nấm và cải thiện tình trạng của người bệnh.

Miconazole

Có hai dạng Miconazole là dạng viên đặt và dạng tiêm. Với Miconazole dạng viên đặt, thuốc giúp chống lại nấm sinh dục, nhất là candida. Miconazole dạng tiêm được kê đơn cho các bệnh nhân viêm vùng chậu nặng nhằm ức chế sự lây lan rộng của nấm.

Thuốc chữa viêm vùng chậu do vi khuẩn Chalmydia

Chlamydia là vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong đó có viêm vùng chậu ở nữ giới. Những trường hợp viêm vùng chậu do nguyên nhân này thường được bác sĩ chỉ định dùng Doxycyclin. Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn, ký sinh, vi khuẩn kỵ khí, nhất là Chlamydia sinh dục.

Doxycyclin được kê đơn cho người bị viêm vùng chậu do vi khuẩn Chalmydia
Doxycyclin được kê đơn cho người bị viêm vùng chậu do vi khuẩn Chalmydia

Bên cạnh Doxycyclin, người bệnh viêm vùng chậu do Chlamydia cũng có thể được chỉ định dùng một số thuốc như Azithromycin, Piperacillin, Zithromax,…

Lưu ý khi điều trị viêm vùng chậu bằng thuốc

Sử dụng thuốc chữa viêm vùng chậu là điều cần thiết với bệnh nhân nhằm tiêu diệt và ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh phát triển, sinh sôi. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt hiệu quả cao và an toàn khi dùng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Cần nhớ các loại thuốc chữa viêm vùng chậu bên cạnh tác dụng điều trị cũng có thể đi kèm với tác dụng phụ. Vì thế, tuyệt đối không tự mua thuốc về dùng khi chưa có sự đồng y của bác sĩ.
  • Khi dùng thuốc, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không ngừng giữa chừng ngay cả khi các dấu hiệu của bệnh đã giảm.
  • Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân viêm phần phụ nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Cần kết hợp chữa trị cho cả bệnh nhân và bạn tình phòng trường hợp lây nhiễm chéo.
  • Khi điều trị viêm vùng chậu, cần giữ vùng kín, bộ phận sinh dục sạch sẽ nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh phụ khoa lên vùng chậu.

Các loại thuốc điều trị viêm vùng chậu hiện được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh cần chăm sóc tốt bản thân và có các biện pháp an toàn phòng bệnh tái phát.

THÔNG TIN NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?