Viêm Cổ Tử Cung Sau Sinh Tất Cả Những Điều Mẹ Bỉm Cần Biết
Viêm cổ tử cung sau sinh là bệnh phổ biến, gây ra nhiều phiền toái, trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều phụ nữ. Dù không phải là dạng bệnh nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng nếu chủ quan, căn bệnh này có thể biến chứng, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản và tính mạng của người bệnh.
Viêm cổ tử cung sau sinh, dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh
Viêm cổ tử cung sau sinh là chứng bệnh do vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập tấn công cổ tử cung gây ra sưng tấy và viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là người có hệ miễn dịch yếu và hệ sinh vật âm đạo mất cân bằng.
Dấu hiệu viêm cổ tử cung
Khi bị viêm nhiễm vùng cổ tử cung, các mẹ bỉm có thể bắt gặp những dấu hiệu như sau:
- Vùng kín ngứa rát, thường xuyên ẩm ướt.
- Xuất hiện nhiều khí hư có màu sắc bất thường như vàng nâu, nâu hoặc xanh nhạt, có mùi hôi, tanh hoặc nồng khó chịu.
- Thoảng bị xuất huyết âm đạo bất thường.
- Đau nhẹ phần bụng dưới và xung quanh thắt lưng, cơn đau sẽ có mức độ nặng hơn vào kỳ kinh nguyệt.
- Rong kinh kéo dài
- Cảm giác ớn lạnh, có thể sốt nhẹ.
- Người bệnh có thể gặp các tình trạng tiểu tiện bất thường như: tiểu khó, tiểu rắt, tiểu có chứa mủ,…
Nhìn chung các triệu chứng viêm cổ tử cung sau sinh không quá khác biệt so với dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Để xác định chính xác có bị viêm cổ tử cung hay không, các mẹ bỉm cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kỹ càng.
Nguyên nhân gây bệnh
Phụ nữ sau sinh dễ bị viêm cổ tử cung hơn vì cơ thể có nhiều đặc điểm thuận lợi cho viêm nhiễm khởi phát:
- Do vết thương tầng sinh môn: Ở những bệnh nhân sinh thường, tổn thương do tầng sinh môn bị rách vẫn chưa lành hẳn, cổ tử cung có độ giãn nở hơn bình thường để em bé lọt qua. Thêm vào đó, sức đề kháng sau sinh suy giảm nên các hại khuẩn dễ dàng tấn công, gây viêm cổ tử cung.
- Quan hệ tình dục sớm sau sinh: Việc quan hệ tình dục trước khi tầng sinh môn hoàn toàn lành hẳn khiến những tổn thương ở phụ nữ trở nên vô cùng nghiêm trọng. Thêm vào đó, quan hệ tình dục khi sản dịch vẫn còn và cổ tử cung chưa khép làm tăng nguy cơ đưa các loại vi khuẩn có hại vào sâu trong tử cung gây nhiều bệnh lý viêm nhiễm như viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo hay viêm âm đạo… Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên quan hệ tình dục từ khoảng 6-8 tuần sau sinh.
- Vệ sinh sau sinh kém: Sau khi sinh, dịch âm đạo ở phụ nữ trở nên nhiều hơn bình thường. Nếu chủ quan trong việc vệ sinh vùng kín, thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển gây viêm cổ tử cung sau sinh.
- Miễn dịch yếu sau sinh: Cơ thể phụ nữ trải qua sinh nở mất rất nhiều máu và sức lực. Sức đề kháng trở nên suy giảm chính là đỉnh điểm cho hại khuẩn phát sinh và tấn công mạnh mẽ.
- Tác nhân khác: Ở bộ phận sinh dục nữ giới sau sinh trở nên vô cùng nhạy cảm, các tác nhân như dung dịch vệ sinh không phù hợp, thụt rửa vùng kín, vệ sinh sau quan hệ kém hoặc kích ứng với một số đồ dùng trong kỳ kinh cũng có thể gây ra viêm cổ tử cung.
Qua những thông tin về căn nguyên gây viêm nhiễm cổ tử cung sau sinh, chị em cần chủ động trong việc phòng tránh nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm khởi phát hiệu quả nhất.
Biến chứng có thể gặp từ bệnh viêm cổ tử cung
Từ viêm nhiễm vùng kín thông thường, vi khuẩn, virus và nấm có thể tấn công hệ sinh dục ở nữ một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Nếu chủ quan không chữa bệnh, hoặc tự chữa không đúng cách, viêm cổ tử cung có thể gây ra những hệ lụy vô cùng đáng sợ. Cụ thể như sau:
- Gây viêm nhiễm cho các vùng lân cận: Vùng cổ tử cung là khu vực nối âm đạo và tử cung, chính vì vậy vi khuẩn sẽ dễ di chuyển sang các vùng khác xung quanh gây hàng loạt các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm niêm mạc cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm loét cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm tiết niệu, viêm phần phụ,….
- Ảnh hưởng đến chất lượng tình dục và tâm lý người bệnh: Các triệu chứng đau rát, đôi khi chảy cả máu sau khi giao hợp khiến người bệnh ngại không muốn quan hệ tình dục, dần dần lãnh cảm với chuyện “yêu”. Bên cạnh đó, viêm cổ tử cung sau sinh gây nhiều phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.
- Bệnh viêm cổ tử cung sau sinh có thể gây bít tắc vòi trứng, viêm cả buồng trứng. Thêm vào đó bệnh thường ra nhiều khí hư kết nhầy cản trở cho việc tinh trùng gặp trứng để thụ thai dẫn đến hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.
- Nguy cơ biến chứng ác tính thành ung thư: Bệnh viêm nhiễm cổ tử cung không được chữa trị điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển biến thành các khối u ác tính gây ra ung thư cổ tử cung, đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
Ngoài ra, viêm cổ tử cung sau sinh có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ của các mẹ, thậm chí nhiều người dễ có cảm giác cáu gắt, mệt mỏi dẫn đến trầm cảm sau sinh nghiêm trọng. Vì vậy, nếu mắc viêm nhiễm cổ tử cung hoặc nghi ngờ mắc bệnh chị em cần chủ động thăm khám và điều trị tích cực, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Cách điều trị viêm cổ tử cung sau sinh
Điều trị bệnh viêm cổ tử cung sau khi sinh khiến nhiều chị em lo ngại về độ an toàn. Một số phụ nữ có những tổn thương lớn gặp khó khăn trong việc can thiệp ngoại khoa, hoặc ở những mẹ cho con bú, sử dụng thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của bé. Vậy làm thế nào để trị bệnh an toàn và ít tác dụng phụ nhất?
Sử dụng các mẹo dân gian trị viêm cổ tử cung sau sinh
Các mẹo dân gian là biện pháp hữu hiệu, lành tính, chủ yếu dựa vào dược học của các loại thảo dược để diệt khuẩn, kháng viêm. Hầu hết các biện pháp này đều an toàn với mẹ sau sinh và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 3 phương pháp chủ yếu được áp dụng nhất là:
- Chữa bệnh viêm cổ tử cung bằng trầu không sau khi sinh: Dựa vào đặc tính kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn của trầu không, dân gian mách các mẹ mẹo xông vùng kín với trầu không với cách làm như sau: Rửa sạch và giã dập lá trầu không rồi đun sôi với một chút muối và nước thích hợp, sau đó xông trực tiếp vùng âm đạo bị viêm nhiễm. Phần nước còn lại dùng để rửa vùng kín trong ngày.
- Dùng cây trinh nữ hoàng cung trị bệnh: Dùng 1 nắm lá trinh nữ hoàng cung rồi rửa sạch cắt khúc, đun sôi với lượng nước phù hợp cho đến khi lượng nước cạn còn lại phân nửa. Lấy nước chia làm 3 phần uống sau mỗi bữa cơm. Chị em nên thực hiện 3 ngày rồi nghỉ 3 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
- Chữa bệnh viêm cổ tử cung sau sinh với rau diếp cá: Các mẹ bỉm nên thường xuyên xông hơi vùng kín nhất là khi sinh thường. Người bệnh có thể sử dụng công thức với diếp cá như sau: Chế khoảng 20gr diếp cá, 1 củ tỏi bóc vỏ cùng 10gr bồ kết đun với nước trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút rồi lấy ra xông vùng kín. Liệu pháp này có tác dụng trị viêm nhiễm rất lành tính và cho hiệu quả tốt.
Tuy nhiên các mẹo dân gian chữa viêm cổ tử cung chỉ nên thực hiện với chị em bị viêm nhiễm ở mức độ nhẹ. Với các cấp độ nặng hơn, có thể tham khảo 3 biện pháp dưới đây.
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm cổ tử cung sau sinh
Đây là loại thuốc điều trị viêm cổ tử cung được áp dụng để xử lý nhanh các cơn viêm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Các loại thuốc kháng sinh thường chia làm hai dạng, dạng đặt và dạng uống. Đối với phụ nữ sau sinh đã ngưng cho trẻ bú mẹ có thể hoàn toàn sử dụng được các loại tây y sau:
- Thuốc kháng sinh dạng uống: Kháng sinh khi nạp vào cơ thể sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh viêm cổ tử cung. Chính vì vậy chỉ cần sử dụng vài ngày với thuốc tây y, người bệnh sẽ cảm thấy vùng cổ tử cung được tiêu viêm nhanh chóng.
- Thuốc kháng sinh dạng đặt: Thuốc dạng đặt giúp chữa viêm nhiễm, kháng lại nấm và vi khuẩn gây viêm tại chỗ. Thuốc thường được chỉ định đặt vào tử cung trước khi đi ngủ.
Một số điểm lưu ý khi sử dụng thuốc tây y chữa viêm cổ tử cung, chị em cần nắm rõ là:
- Đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, chỉ sử dụng tây y khi được chỉ định từ bác sĩ. Các loại thuốc có thể an toàn khi cho con bú là: thuốc đặt Polygynax, thuốc uống Doxycycline hoặc Metronidazole,…
- Thuốc kháng sinh cũng khiến ức chế cả vi khuẩn có lợi nên người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng kéo dài mà không được bác sĩ chỉ định.
- Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc âm đạo.
Chữa bệnh viêm cổ tử cung sau khi sinh bằng Đông y
Đông y là phương pháp điều trị bệnh được rất nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn vì vừa có độ lành tính cao, ít tác dụng phụ. Thêm vào đó, thuốc Đông y tập trung điều trị viêm nhiễm từ sâu bên trong bằng cách nâng cao chính khí hay còn gọi là miễn dịch tự sinh. Từ đó cơ thể có nội lực chống lại các tác nhân gây viêm.
Bên cạnh đó thuốc Đông y cũng có tác dụng bồi bổ, nhiều vị thuốc giúp lợi sữa, tăng tiết sữa. Vì vậy thuốc Đông y là một lựa chọn rất phù hợp với những mẹ bỉm có sức đề kháng yếu. Một số bài thuốc thường được áp dụng hiện nay là:
- Bài thuốc nam Phụ Khang Tán: Là bài thuốc chuyên trị viêm cổ tử cung thành công trên nhiều cơ thể bệnh nhân, được điều chế ở dạng uống và dạng ngâm rửa. Thành phần chính gồm: trinh nữ hoàng cung, hoa kim ngân, đan sâm, đương quy với có tác dụng thông kinh, tiêu viêm, ổn định nội tiết, giúp hạn chế khí hư, giảm mùi vùng kín. Bài thuốc ngâm rửa chủ yếu gồm xuyên khung, khổ sâm, xà sàng tử, bạch chỉ và nhiều thảo dược quý lành tính khác an toàn cho vùng nhạy cảm.
- Thang thuốc Đông y hoàng bá trị viêm cổ tử cung sau sinh: Người bệnh kết hợp 10gr hoàng bá và 5gr cam thảo. Sau đó, cho hai loại thuốc vào nồi nước vừa đủ, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 phút. Thực hiện ngâm và rửa vùng kín với hỗn hợp này hàng ngày.
- Bài thuốc đông y xà sàng tử: Người bệnh có thể sử dụng hạt xà sàng và phèn chua với khối lượng tương ứng nhau tán nhuyễn ra. Dùng bột gạo nếp nấu keo để tạo độ kết dính khi nặn. Trộn hỗn hợp bột lại nặn thành viên nhỏ rồi đặt vào khu vực âm đạo. Khi cảm thấy hơi nóng thì bỏ ra và rửa sạch lại với nước. Nên thực hiện bài thuốc trong vòng 10 ngày để cho hiệu quả tốt.
Thông thường đối với phụ nữ sau sinh, viêm cổ tử cung thường khởi phát ở ở mức cấp tính, không quá nặng. Thêm vào đó cơ thể phụ nữ sau sinh còn yếu nên các biện pháp ngoại khoa như phẫu thuật lạnh, đốt điện hay dùng trị liệu laser thường ít áp dụng. Để biết nên điều trị bằng phương pháp nào phù hợp nhất, người nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
XEM THÊM: TOP 6 bài thuốc Đông y chữa viêm cổ tử cung hiệu quả nhất nhiều chị em sử dụng
Làm gì để phòng tránh viêm cổ tử cung sau sinh?
Để phòng tránh bệnh viêm cổ tử cung nhất là sau khi sinh, chị em cần lưu ý những điểm quan trọng sau đây:
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng và đúng cách mỗi ngày, tuyệt đối không nên thụt rửa sâu âm đạo.
- Hạn chế không để vùng nhạy cảm tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm nhiều hóa chất như các loại xà phòng, chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh có độ pH cao, nước hoa vùng kín,…
- Hạn chế kiêng cữ quá nhiều trong ăn uống, thay vào đó bổ sung các loại thực phẩm như sữa, cá, rau củ quả, sữa chua, dầu oliu,…
- Giảm nạp vào cơ thể đồ ăn chứa đường và các thực phẩm cay nóng.
- Giữ vùng kín luôn trong trạng thái khô thoáng, nhất là sau khi đi tiểu tiện, khi còn sản dịch hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
- Chọn đồ lót, băng vệ sinh phù hợp khô thoáng khí, hạn chế tắm nước quá nóng.
- Tuyệt đối không nên mặc quần ôm sát, nên mặc váy rộng thoáng.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ sau khi sinh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm cổ tử cung sau sinh. Hy vọng với những chia sẻ trên, chị em sẽ an tâm hơn trong việc chữa trị bệnh để vui vẻ bên bé yêu của mình.
THÔNG TIN NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!