[GIẢI ĐÁP] Ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ do đâu? Có nguy hiểm không?

Ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ khiến nhiều chị em lo lắng bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chuyên ra cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó có một số trường hợp do sinh lý và không cần điều trị. Vậy làm sao để nhận biết ra khí hư nâu do bệnh lý? Điều trị thế nào? Chuyên gia sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chuyên gia giải đáp nguyên nhân ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ

Khí hư màu trắng trong là dịch tiết âm đạo bình thường giúp ổn định môi trường vùng kín nữ giới nên thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu khí hư có dấu hiệu bất thường như đổi sang màu nâu đỏ, mùi hôi, loãng hoặc đặc hơn, gây ngứa….rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Vậy vì sao khí hư ra màu nâu đỏ?

Bị ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ khiến nhiều chị em lo lắng
Bị ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ khiến nhiều chị em lo lắng

Với hơn 40 năm kinh nghiệm, BSCKII Lê Phương (GĐ chuyên môn Trung tâm phụ khoa Đông y Việt Nam) cho biết: “Thông thường nữ giới thấy xuất hiện khí hư màu nâu đỏ trong suốt thời gian hành kinh. Nguyên nhân là do máu âm đạo trộn lẫn với khí hư khiến chúng thay đổi về màu sắc. Đây là hiện tượng sinh lý có tính chu kỳ không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, khí hư màu nâu đỏ có thể xuất hiện ở các thời điểm khác trong chu kỳ. Lúc này chị em cần lưu ý về thời gian và triệu chứng kèm theo để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường”.

Cụ thể, chuyên gia chỉ ra một số lý do có thể gây ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ gồm:

Khí hư màu nâu đỏ do rụng trứng

Trong nhiều trường hợp, chị em có thể gặp tình trạng ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ rụng trứng. Đây là hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, được xem là dấu hiệu rụng trứng, còn gọi là rụng trứng đốm

Hiện tượng rụng trứng đốm thường chỉ xảy ra ở 3% nữ giới. Màu sắc khi hư tùy thuộc vào tốc độ và lượng máu chảy ra ngoài. Một số chị em ra khí hư màu nâu đỏ, hồng nhạt hoặc đỏ. Hiện tượng này thường kéo dài một hoặc hai ngày.

Mất cân bằng nội tiết gây ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ

Trong cơ thể nữ giới, estrogen là hormon tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa tiết dịch âm đạo và ổn định nội mạc tử cung. Ở những chị em có lượng estrogen quá ít, lớp niêm mạc tử cung có thể bị phá vỡ ở các thời điểm khác nhau giữa chu kỳ. Hậu quả là âm đạo tiết ra khí hư màu nâu đỏ hoặc có thể chảy máu bất thường.

Nữ giới có estrogen thấp có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như thân nhiệt cao, bốc hỏa, dễ cáu gắt, tâm trạng vui buồn thất thường, khó tập trung, dễ tăng cân…

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, que cấy tránh thai

Ra khí hư màu nâu đỏ có thể là tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc tránh thai hoặc que cấy tránh thai. Bản chất của quá trình tránh thai bằng thuốc nội tiết hoặc que cấy là giải phóng estrogen và progestin vào cơ thể để ức chế quá trình thụ thai. Các hormone nội tiết này sẽ đồng thời làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, một số có thể gây rối loạn nội tiết, chảy máu âm đạo.

Sử dụng que cấy tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết
Sử dụng que cấy tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết

Nếu tình trạng ra khí hư nâu đỏ hoặc chảy máu âm đạo do sử dụng biện pháp tránh thai kéo dài trên 3 tháng, chị em nên cân nhắc trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để thay đổi phương pháp ngừa thai.

Ra khí hư màu nâu đỏ không mùi do tiền mãn kinh

Sau tuổi 40, nữ giới sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, lượng estrogen dao động, thường sụt giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến nhiều chị em sau 40 tuổi xuất hiện chảy máu bất thường hoặc ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ.

Ngoài ra, chị em có thể gặp một số triệu chứng tiền mãn kinh khác như: bốc hỏa, mất ngủ, thường xuyên cáu gắt, thay đổi tâm trạng thất thường, khô âm đạo, giảm ham muốn, dễ viêm đường tiết niệu…

Ra khí hư nâu – Dấu hiệu mang thai, thai ngoài tử cung, sảy thai

Sau quá trình thụ tinh, trứng sẽ di chuyển đến làm tổ tại niêm mạc tử cung. Quá trình làm tổ thường diễn ra trong khoảng 10 – 14 ngày và có thể gây chảy máu nhẹ, gọi là máu báo thai. Lượng máu chảy ra có thể ít hoặc nhiều. Đây là lý do nhiều chị em chỉ thấy ra khí hư nâu đỏ khi có thai.

Khí hư có máu có thể là dấu hiệu mang thai
Khí hư có máu có thể là dấu hiệu mang thai

Một số trường hợp, trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà làm tổ trong ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung. Hiện tượng này gọi là mang thai ngoài tử cung. Một số dấu hiệu có thể nhận biết thai ngoài tử cung như ra khí hư nâu hoặc có đốm đỏ, đau nhói ở bụng dưới, xương chậu, chóng mặt, dễ ngất xỉu…

Ra khí hư màu nâu đỏ cũng có thể là dấu hiệu sảy thai, thường là thai nhi dưới 10 tuần tuổi. Dấu hiệu đi kèm có thể là những cơn co tử cung đột ngột, xuất hiện cục máu đông từ âm đạo hoặc chảy máu ồ ạt…

Khí hư ra màu nâu đỏ do bệnh lý

Rất nhiều trường hợp chị em gặp tình trạng ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ do bệnh lý. Để nhận biết tình trạng này, chị em cần loại trừ các trường hợp do kinh nguyệt, mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai. Dấu hiệu bệnh lý thường có khí hư màu nâu đi kèm triệu chứng bất thường khác như có mùi hôi, ngứa, dịch loãng hoặc dính nhiều, đau bụng, tiểu buốt….

Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường nghi ngờ do bệnh lý, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở khám phụ khoa để được xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, từ đó điều trị phù hợp, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Một số bệnh lý dưới đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều chị em ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ:

  • Viêm âm đạo, viêm vùng chậu và các bệnh nhiễm trùng phụ khoa khác: Các bệnh lý nhiễm trùng vùng kín do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra có thể gây biến đổi tính chất và màu sắc khí hư. Ngoài triệu chứng khí hư nâu đỏ có mùi hôi, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng vùng kín ngứa, đau rát khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới…
  • Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài lòng tử cung gây viêm. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là khí hư ra màu nâu nhạt, có thể lẫn máu, đau vùng chậu mãn tính, đau khi đi tiêu…
Các bệnh lý ở tử cung có thể khiến nhiều chị em ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ
Các bệnh lý ở tử cung có thể khiến nhiều chị em ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn, thường xuyên nạo phá thai, vệ sinh âm đạo không đúng cách… Các triệu chứng như khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ, đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, đau rát khi quan hệ và đi tiểu là dấu hiệu điển hình giúp nhận biết bệnh.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Với căn bệnh này, chị em có thể thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, ra khí hư vón cục màu nâu đỏ giữa chu kỳ, nổi mụn dưới cằm, tăng cân….
  • Ung thư cổ tử cung: Khí hư màu nâu đỏ có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhưng khá hiếm xuất hiện. Tuy nhiên, đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây đau bụng dưới dữ dội, khí hư màu nâu đỏ, lẫn máu, mùi hôi tanh…

Ngoại trừ một số trường hợp khí hư thay đổi do rối loạn nội tiết, nếu nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng này có thể gây ra một số ảnh hưởng tới sinh hoạt và đe dọa trực tiếp sức khỏe chị em. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các bệnh lý gây ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ có thể dẫn tới đau vùng chậu mãn tính, khó thụ thai, hiếm muộn, vô sinh, thai ngoài tử cung… Một số trường hợp nặng có thể gây xuất huyết, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong. Do đó, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, chị em nên đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.

LIÊN HỆ NGAY BÁC SĨ TƯ VẤN

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII, chuyên điều trị các bệnh Phụ khoa

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Giải pháp điều trị ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ

Thăm khám bác sĩ và điều trị bệnh là việc làm cần thiết nếu chị em bị ra khí hư màu nâu đỏ do bệnh lý. Dựa trên kết quả thăm khám triệu chứng và kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ phù hợp với các tình trạng bệnh khác nhau gồm:

Chăm sóc tại nhà và điều trị bằng mẹo dân gian

Giải pháp này phù hợp với các trường hợp ra khí hư màu nâu đỏ do rối loạn nội tiết hoặc viêm nhiễm vùng kín mức độ nhẹ. Các mẹo dân gian sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, lành tính, có dược lực thấp và trung bình giúp cải thiện triệu chứng bệnh từ từ.

Phương pháp dân gian được nhiều chị em ưa chuộng vì lành tính
Phương pháp dân gian được nhiều chị em ưa chuộng vì lành tính

Chị em có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa khí hư bất thường sau:

  • Mẹo dùng lá trầu không: Sử dụng 4 – 5 lá trầu đun với nước và một chút muối hạt để ngâm rửa vùng kín 3 – 4 lần/ tuần.
  • Mẹo xông vùng kín bằng lá lốt: Dùng một nắm lá lốt rửa sạch, đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 5 phút. Sử dụng nước này xông vùng kín trong 20 – 30 phút mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
  • Cách chữa khí hư bằng vỏ cây dâm bụt: Dùng 1 nắm vỏ cây dâm bụt đã phơi khô, sao vàng rồi sắc với 3 chén nước đến khi nước trong ấm cô còn 1 chén thì chắt lấy nước, uống trực tiếp. Thực hiện mỗi ngày một lần để nhanh chóng cải thiện bệnh.

Ngoài ra, chị em còn có thể tham khảo một số cách chữa khí hư bất thường từ lá trà xanh, giấm táo, sữa chua, trinh nữ hoàng cung… Ưu điểm của những cách chữa này là lành tính, ít tác dụng phụ nhưng hiệu quả thấp nên không lạm dụng trong các trường hợp nặng, bệnh đã kéo dài. Với những trường hợp này, chị em cần thăm khám và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.

XEM THÊM: Cách chữa khí hư bệnh lý bằng muối hột và phèn chua hiệu quả cao

Cách chữa khí hư màu nâu đỏ theo Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây là lựa chọn của nhiều chị em do hiệu quả nhanh và tiện lợi. Những loại thuốc chị em có thể sử dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Metronidazole, Tinidazole, Ciprofloxacin…
  • Thuốc chống nấm: Clotrimazole, Miconazole, Fluconazole…
  • Thuốc dùng ngoài: Dung dịch vệ sinh, thuốc bôi Canesten, Clotrimazole..

Thông thường, khi điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp 2 – 3 loại thuốc trong 1 liệu trình. Chị em có thể sử dụng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc tiêm hoặc kết hợp cả ba. Mặc dù có hiệu quả nhanh, tuy nhiên, các loại thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm da, sạm da, vàng da, viêm gan, viêm cầu thận…

Chị em nên sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn để tránh tác dụng phụ
Chị em nên sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn để tránh tác dụng phụ

Với những trường hợp điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Chẳng hạn đốt điện, laser, leep, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở ổ bụng… Phẫu thuật phụ khoa tiềm ẩn một số rủi ro nhất định như chảy máu kéo dài, sẹo tử cung gây khó thụ thai, vô sinh. Vậy nên chị em cần cân nhắc trước khi lựa chọn điều trị.

Điều trị ra khí hư màu nâu đỏ an toàn với thuốc Đông y

Cơ chế điều trị của các loại thuốc Đông y là tác dụng vào sâu bên trong cơ thể. Đông y cho rằng, tình trạng ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ là một dạng bệnh bạch đới, do xung đột hai mạch xung – nhâm, tổn thương thận khí, can và tỳ. Khi điều trị, các thầy thuốc sẽ sử dụng thuốc để đồng thời cải thiện triệu chứng bên ngoài kết hợp ổn định khí huyết, cân bằng âm dương, nâng cao chức năng thận, tỳ, can giúp loại bỏ bệnh triệt để.

Bên cạnh đó, thuốc đông y thường chú trọng vào việc bồi dưỡng cơ thể, nâng cao thể trạng và tăng cường khả năng đề kháng, phòng bệnh. Nhờ vậy, người bệnh sau điều trị có thể hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Đây là hiệu quả toàn diện và lâu dài của thuốc đông y.

Một số bài thuốc đông y giúp giải quyết tình trạng khí hư bất thường mà không gây tác dụng phụ
Một số bài thuốc đông y giúp giải quyết tình trạng khí hư bất thường mà không gây tác dụng phụ

Hiện nay, các bài thuốc đông y điều trị các bệnh phụ khoa gây bất thường khí hư có hiệu quả nhanh không nhiều. Trong đó, bài thuốc Phụ khang tán được nghiên cứu từ bí quyết chữa bệnh đới hạ của Thái y viện triều Nguyễn được chứng minh có hiệu quả tốt và triệt để nhất.

Bài thuốc này sử dụng tới gần 30 vị nam dược quý như trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, đan sâm, thược tương, bạch chỉ, đương quy… giúp diệt khuẩn, diệt nấm nhanh, giảm ngứa rát, cải thiện khí hư đổi màu, hành huyết, thông lạc, điều hòa khí huyết, chống u xơ… Đây là bài thuốc đông y hiếm có hiện nay đã được nghiên cứu hiệu quả và độ an toàn trước khi sử dụng. Bài thuốc đã được hơn 40.500 phụ nữ Việt Nam sử dụng suốt hơn 10 năm qua.

XEM NGAY: Chị em đánh giá như thế nào về bài thuốc Phụ Khang Tán?

Cách chăm sóc tại nhà khi bị ra khí hư nâu đỏ

Để giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ra khí hư nâu đỏ và phòng tránh các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa, chuyên gia khuyến cáo chị em nên thực hiện một số điều sau:

  • Thay đổi thói quen vệ sinh vùng kín phù hợp, lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH cân bằng, không chứa hương liệu
  • Thay đồ lót thường xuyên, giặt phơi quần lót dưới ánh sáng mặt trời
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế các loại chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, uống nhiều nước
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bất thường, bệnh lý.

Phần lớn các trường hợp ra khí hư màu nâu đỏ giữa chu kỳ có kèm theo ít nhất một dấu hiệu bất thường khác là biểu hiện của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, chị em nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?