Rong Kinh Sau Sinh Những Điều Mẹ Bỉm Ít Biết

Rong kinh sau sinh là vấn đề rất nhiều mẹ bỉm mắc phải gây phiền toái cho đời sống sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe cho sản phụ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và giải pháp nào phù hợp nhất với cơ thể của mẹ sau sinh? Cùng đồng hành với bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết thắc mắc về vấn đề này.

Rong kinh sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Theo sinh lý bình thường của cơ thể, phụ nữ sau khi sinh khoảng 6 tháng kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. Trong quá trình mang thai và sinh em bé, cơ thể nữ giới có những thay đổi đáng kể về lượng hormon.

Nếu trong quá trình mang bầu, biểu hiện của sự thay đổi này là ốm nghén, mệt mỏi, cảm xúc thay đổi,…thì sau khi sinh biểu hiện rõ ràng nhất là chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Dưới tác động của hormon nội tiết tố nữ, kỳ kinh có thể trở nên ngắn hơn, dài hơn hoặc không đều đặn,…

Rong kinh sau sinh chính là một trong những biến đổi phổ biến nhất diễn ra ở nữ giới giai đoạn này. Khi đó, kinh nguyệt sẽ kéo dài bất thường (dài hơn 7 ngày) kèm theo lượng máu lớn làm cơ thể trở nên vô cùng mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ra rong kinh sau sinh ở sản phụ

Theo Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương, nguyên nhân chính gây ra chứng rong kinh kéo dài ở nữ giới thường liên quan đến vấn đề nội tiết. Đôi khi cũng có thể do yếu tố bệnh lý phụ khoa và tâm lý sau sinh. Cụ thể những nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ sau khi sinh là:

Phụ Khang Tán là bài thuốc Đông y thảo dược được cải tiến giúp tác động toàn diện vào căn nguyên gây bệnh, khắc phục triệu chứng rong kinh và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể hiệu quả. Bài thuốc còn hỗ trợ tăng cường chức năng buồng trứng và cải thiện sức khỏe sinh sản cho nữ giới. ĐỌC NGAY!
  • Mất cân bằng hormone sinh dục: Sau khi mang bầu và sinh con, hormone nữ estrogen và progesterone bị thay đổi trở nên mất cân bằng, lớp niêm mạc tại tử cung cũng trở nên dày lên. Khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường để bong tróc và đào thải ra khỏi cơ thể gây ra hiện tượng rong kinh.
  • Buồng trứng hoạt động lại: Hoạt động của buồng trứng bị gián đoạn bởi thời gian mang thai. Sau khi sinh là thời điểm nó đi vào hoạt động lại sau khoảng hơn 9 tháng “nghỉ ngơi”, vì thế nên thời điểm này dễ có những bất thường gây ra rong kinh.
  • Các bệnh lý phụ khoa sau sinh: Sau sinh, đề kháng của cơ thể mẹ bỉm còn yếu kết hợp với vấn đề chăm sóc, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách nên dễ bị viêm nhiễm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm niệu đạo, viêm âm đạo… Những bệnh này có thể là nguyên nhân khiến tình trạng rong kinh sau sinh diễn ra.
  • Dùng thuốc tránh thai: Do tâm lý lo ngại có thai ngoài ý muốn sau khi sinh em bé nên rất nhiều chị em đã uống thuốc tránh thai để phòng ngừa. Đặc biệt nhiều trường hợp mẹ bỉm còn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, nguyên nhân gây rong kinh đặc biệt là rong kinh sau sinh mổ.
  • Stress, trầm cảm sau sinh: Sau sinh sản phụ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi và những mâu thuẫn trong việc chăm sóc con, nữ giới cũng trở nên vô cùng nhạy cảm. Rong kinh có thể xảy đến khi tâm lý chị em trở nên căng thẳng, lo âu và áp lực.
Áp lực, stress sau sinh cũng có thể gây ra rong kinh ở nữ giới.
Áp lực, stress sau sinh cũng có thể gây ra rong kinh ở nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết rong kinh sau sinh cho mẹ bỉm

Để nhận biết rong kinh sau sinh, sản phụ có thể tìm hiểu qua một số dấu hiệu chính như sau:

  • Số ngày kinh nguyệt kéo dài bất thường, thường là hơn 7 ngày.
  • Lượng máu xuất ra mỗi chu kỳ lớn hơn 80ml, trong khi đó ở chu kỳ kinh bình thường chỉ dao động trong khoảng 50 – 80 ml.
  • Máu kinh nguyệt thường đông, vón thành từng cục lớn; bằng đầu ngón tay.
  • Tình trạng rong kinh, rối loạn kinh nguyệt kéo dài từ 2-3 chu kỳ kinh liên tiếp
  • Trong một số trường hợp, lượng kinh đào thải nhiều bất thường, đầy băng vệ sinh trong khoảng chỉ 1-2 giờ.

Ngoài ra, sản phụ có thể bị rong kinh băng huyết trầm trọng khi có những biểu hiện như:

  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược toàn thể
  • Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu, xanh xao, đau đầu, hoa mắt, dễ choáng váng và có thể ngất xỉu
  • Tâm lý căng thẳng, cảm xúc trở nên tiêu cực, stress
  • Huyết áp thấp

Khi gặp những triệu chứng rong kinh sau khi sinh kể trên, sản phụ cần đi khám bác sỹ để được giải quyết vấn đề sức khỏe càng sớm càng tốt.

Chứng rong kinh sau sinh có nguy hiểm không?

Rong kinh sau sinh là hiện tượng không thể xem thường bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh chủ quan. Cụ thể, khi bị rong kinh, mẹ bỉm có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Mất máu nghiêm trọng: Rong kinh khiến chị em mất nhiều máu trong thời gian dài, tác động xấu đến cả sức khỏe lẫn tinh thần.Mất máu liên tục trong nhiều ngày khiến mẹ bỉm dễ bị hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân trường hợp nặng có thể ngất xỉu, điều này vô cùng nguy hiểm nếu mẹ đang tham gia giao thông.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Máu kinh xuất ra quá nhiều ngày gây áp lực cho nữ giới, dẫn đến nhiều lo lắng, hoang mang có thể gây căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm sau sinh. Việc này không những cản trở việc chăm sóc con nhỏ mà còn đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của mẹ lẫn con.
  • Bệnh phụ khoa: Hiện tượng rong kinh sau sinh tạo điều kiện thuận lợi có các hại khuẩn, virus và nấm tấn công gây ra nhiễm trùng, nhiễm nấm. Thêm vào đó, vệ sinh không đảm bảo và sức đề kháng kém khiến nữ giới dễ bị bệnh viêm nhiễm sinh dục, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi dẫn trứng, viêm tiết niệu,…
Rong kinh sau sinh có thể gây ra mất máu trầm trọng.
Rong kinh sau sinh có thể gây ra mất máu trầm trọng.

Tuy nhiên nếu hiện tượng rong kinh sau sinh không lặp lại quá nhiều chu kỳ thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Bởi cơ chế của cơ thể sẽ nhanh chóng điều tiết một cách bình thường để kinh nguyệt diễn ra ổn định.

Cách điều trị rong kinh sau sinh mẹ bỉm cần biết

Để được điều trị an toàn và dứt điểm rong kinh sau sinh, chị em nên đến khám phụ khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay các phương pháp thường được áp dụng để chữa trị bệnh là:

Điều trị rong kinh khi đang cho con bú bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian trị rong kinh sau sinh dựa vào dược tính của các loại thảo dược trong thiên nhiên. Các loại cây này có tác dụng chính là cầm máu, thông kinh mạch, hỗ trợ bồi bổ khí huyết mà không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cũng như an toàn, lành tính với cơ địa mẹ sau sinh. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ phù hợp với những đối tượng bị rong kinh cơ năng, rong kinh ở mức độ nhẹ. Mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo sau

  • Dùng cỏ nhọ nồi chữa rong kinh: Mẹ bỉm chỉ cần một nắm lá nhọ nồi rửa sạch, ngâm với muối loãng sau đó giã nát chắt lấy nước uống. Uống đều đặn 2 lần một ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Dùng ngải cứu: Mẹ bỉm cần chuẩn bị nguyên liệu chính như sau: 16g ngải cứu, 20g hương phụ chế, 20g cỏ hôi, 12g ích mẫu thảo và 12g hy thiêm sắc với lửa nhỏ trong 30 phút dùng để uống 2 lần trong ngày.
Chị em có thể sử dụng ngải cứu và nhọ nồi để chữa rong kinh.
Chị em có thể sử dụng ngải cứu và nhọ nồi để chữa rong kinh.

Các mẹo nên thực hiện trước kỳ kinh 3 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Điều trị rong kinh với thuốc tây

Để được điều trị rong kinh sau sinh với thuốc tây mẹ bỉm cần đi khám và kiểm tra phụ khoa để được xác định nguyên nhân và kê đơn thuốc. Tùy từng trường hợp, chị em sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc tránh thai hằng ngày trị rong kinh: Loại thuốc này phù hợp với chị em sau sinh vì vừa có tác dụng ngừa thai vừa hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt dựa vào khả năng giải phóng hormone progesterone và estrogen. Nếu đang cho con bú bằng sữa mẹ, chị em nên thông báo với bác sĩ để được kê loại phù hợp.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này giúp ức chế lượng máu chảy trong kỳ kinh nguyệt và có thể làm giảm cơn đau bụng kinh.
  • Viên uống bổ sung sắt: Khi kết quả xét nghiệm máu biểu thị chỉ số hồng cầu thấp do cơ thể thiếu sắt. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho uống viên bổ sung sắt phù hợp với mức độ thiếu hụt.
  • Các loại thuốc nội tiết tố: Thuốc nội tiết đường uống bao gồm hormone progesterone giúp cân bằng hormone để cải thiện tình trạng rong kinh sau sinh hiệu quả.

Phương pháp dùng thuốc tây y có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn cho cả mẹ và bé như mất sữa, ảnh hưởng tới các cơ quan như gan, thận, buồn nôn, nôn hoặc tăng cân,… Vì thế, khi sử dụng khi nuôi con, mẹ bỉm cần hết sức lưu ý và thực hiện theo các chỉ dẫn y khoa.

Biện pháp can thiệp ngoại khoa

Trường hợp người bệnh rong kinh sau sinh nghiêm trọng do bệnh lý bên trong cơ thể, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện những biện pháp can thiệp ngoại khoa sau khi dùng thuốc không hiệu quả:

  • Loại bỏ nội mạc tử cung: Bằng cách loại bỏ lớp lót nội mạc tử cung với ứng dụng nhiệt, tia laser hay sóng cao tần, người bệnh sẽ cải thiện chứng rong kinh nhanh chóng.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung: Đây là phương pháp không can thiệp, chỉ cần bơm thuốc để làm tắc động mạch tử cung. Từ đó ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến tử cung, áp dụng với những trường hợp mẹ bỉm bị mất nhiều máu do bị rong kinh.
  • Nong và nạo buồng tử cung: Phương pháp này bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nong và nạo lớp niêm mạc tử cung để cải thiện tình trạng chảy máu kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tiểu phẫu: Ở một số trường hợp mắc bệnh lý phụ khoa, người bệnh bắt buộc phải thực hiện các tiểu phẫu như nội soi bóc tách u xơ tử cung, cắt bỏ polyp. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng hoặc phần phụ khi cần thiết.
Phẫu thuật điều trị rong kinh khi nguyên nhân là ác khối u xơ, polyp,...
Phẫu thuật điều trị rong kinh khi nguyên nhân là ác khối u xơ, polyp,…

Đông y điều trị rong kinh sau sinh

Sự kết hợp của các thảo dược trong Đông y có tác dụng tốt trong việc điều trị rong kinh sau sinh bằng việc cải thiện lưu thông máu huyết, thông ứ, tiêu viêm, bồi bổ sâu phù hợp với những người mất máu, cần hồi phục như mẹ bỉm. Mẹ bỉm có thể tham khảo các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc gồm đẳng sâm 16g; hoàng kỳ 20g, cam  thảo 4g, phục linh, đương quy và bạch truật 12g mỗi loại, thăng ma, sài hồ 8g, kinh giới 10g mỗi vị. Sau đó sao đem các vị thuốc lên sắc uống mỗi ngày một thang chứng rong kinh sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Bài thuốc 2 Phụ Khang Tán: Đây là dạng thuốc sắc uống gồm các thảo dược chính an toàn và lành tính như đan sâm, đương quy, trinh nữ hoàng cung, kim ngân hoa,.…Mẹ bỉm nên uống mỗi ngày một thang để cải thiện rong kinh sau sinh. Bên cạnh đó chị em có thể kết hợp điều trị tại chỗ với thuốc Phụ khang tán dạng ngâm rửa để phòng chống viêm nhiễm rất tốt.
Các bài thuốc Đông y trị rong kinh sau sinh hiệu quả cao.
Các bài thuốc Đông y trị rong kinh sau sinh hiệu quả cao.

Các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ tuy nhiên cần phải kiên trì áp dụng bởi thuốc phát huy tác dụng từ từ.

Lưu ý cho mẹ bỉm khi bị rong kinh

Chị em sau sinh cần lưu ý thực hiện những thói quen sau để hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm khi rong kinh kéo dài:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách hằng ngày: không thụt rửa sâu, thay băng vệ sinh thường xuyên và mặc quần lót khô thoáng.
  • Luôn duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng không đáng có bằng cách chia sẻ nhiều hơn với gia đình, người thân.
  • Không nên quan hệ vợ chồng trong các giai đoạn như ngay sau sinh, trong kỳ kinh nguyệt hoặc rong kinh kéo dài để tránh tổn thương và viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cân đối, đảm bảo: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các đồ ăn giàu sắt, rau củ quả tươi và hạn chế các chất kích thích có hại. Lao động và nghỉ ngơi phù hợp, giữ sức. Ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya và uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày. Những điều này giúp cơ thể nhanh chóng đi vào ổn định, hạn chế rong kinh sau sinh một cách hiệu quả.
  • Khám phụ khoa sau sinh định kỳ 3 tháng một lần hoặc ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập vận động sau sinh nhẹ nhàng, hoạt huyết tốt như yoga, kegel,…
  • Khi thực hiện sử dụng các biện pháp điều trị rong kinh sau sinh nên hỏi ý kiến bác sỹ để đảm bảo an toàn, hạn chế những ảnh hưởng cho cả em bé thông qua sữa mẹ.

Trên đây là tất cả các thông tin về hiện tượng rong kinh sau sinh cho mẹ bỉm tham khảo. Để đảm bảo sức khỏe nuôi con, các mẹ nên đi khám bệnh tại các cơ sở uy tín khi có những dấu hiệu cơ thể bất thường. Hy vọng bài viết trên hữu ích trong việc định hướng cho chị em về vấn đề điều trị rong kinh.

 

THÔNG TIN NỔI BẬT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?