Viêm cổ tử cung khi mang thai có thực sự nguy hiểm? Điều trị như thế nào an toàn nhất?
Viêm cổ tử cung khi mang thai là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu vì bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tính mạng của thai nhi. Thêm vào đó khi có bầu việc chữa trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Vậy phải làm gì khi bị viêm cổ tử cung trong lúc mang bầu. Các thai phụ cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Vì sao phụ nữ bị viêm cổ tử cung khi mang thai?
Viêm cổ tử cung khi mang thai là hiện tượng cổ tử cung của phụ nữ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm khiến phàn niêm mạc trở nên sưng tấy và lở loét. Mẹ bầu thường gặp viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu hoặc cuối của thai kỳ.
- Khi bị viêm cổ tử cung trong thai kỳ, mẹ bầu thường gặp những dấu hiệu như:
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường của khí hư: Khí hư ra nhiều, màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
- Các cơn đau bụng dưới mức độ nhẹ.
- Vùng kín luôn ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là xuất huyết âm đạo làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.
Vậy tại sao bà bầu bị viêm cổ tử cung, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là gì? Theo chia sẻ từ các chuyên gia, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cổ tử cung do các nguyên nhân sau:
- Hệ miễn dịch suy yếu, nội tiết không ổn định: Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu và nội tiết tố thường không ổn định. Do đó cơ thể dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài.
- Đồng thời, các vi khuẩn, virus hay nấm tại âm đạo dễ tăng sinh gây viêm âm nhiễm tại âm đạo và cổ tử cung.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Trong thai kỳ, mẹ bầu quan hệ không sử dụng bao cao su sẽ dễ nhiễm vi khuẩn sinh dục như lậu, Herpes sinh dục, Chlamydia, Mycoplasma, Trichomonas và ureaplasma. Các loại vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập và tấn công cổ tử cung phụ nữ mang thai dễ dàng hơn so với người bình thường.
- Vệ sinh vùng kín: Khi mang thai, phần bụng của chị em phát triển lớn dần về kích thước khiến việc vệ sinh vùng kín trở nên bất tiện. Bên cạnh đó các vấn đề sức khoẻ làm mẹ bầu vệ sinh kém hơn bình thường cũng là cơ hội thích hợp cho sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. \
- Tiền sử bị viêm nhiễm vùng kín, viêm cổ tử cung trước khi mang bầu nhưng chủ quan không chữa trị hoặc chữa không dứt điểm.
- Người mẹ mang thai khi quá trẻ, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện cũng chính là nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung khi mang thai.
- Với người mẹ đã từng nạo phá thai, sảy thai hay sinh non trước đó không chăm sóc kỹ càng cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Mẹ bầu lạm dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH không phù hợp cũng có thể khiến môi trường âm đạo mất cân bằng tạo điều kiện thuận lợi có vi khuẩn gây hại.
- Vệ sinh vùng kín nhưng không lau khô, đi vệ sinh không làm sạch khiến vùng nhạy cảm đọng nước, nước tiểu khiến chúng luôn ẩm ướt sinh nấm, vi khuẩn phát triển mạnh xâm nhập vào cổ tử cung gây ra viêm nhiễm.
- Thai phụ thường xuyên mặc quần lót chật trội, bó sát hoặc ẩm ướt khiến vùng kín bí bách, không thông thoáng khiến bệnh lý phát sinh.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác khiến thai phụ tăng nguy cơ viêm cổ tử cung như do thay đổi nội tiết tố khi mang thai, các thủ thuật thăm khám trong không đảm bảo khi đi khám thai, tổn thương do tai nạn,…
Viêm cổ tử cung khi mang thai có thực sự nguy hiểm?
Bất cứ mẹ bầu nào khi bị mắc các bệnh lý đều vô cùng lo lắng. Liệu rằng viêm cổ tử cung khi mang thai có đáng lo ngại, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam, viêm cổ tử cung khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi nếu người bệnh không chữa trị hiệu quả:
Ảnh hưởng đối với thai phụ:
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Khi bị viêm tại cổ tử cung, hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy lo lắng, bất an. Theo một số nghiên cứu, tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, căng thẳng lo âu kéo dài dễ khiến người mẹ rơi vào trầm cảm hoặc rối loạn thần kinh.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản: Bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai có thể dẫn đến tắc cổ tử cung, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở sau này của chị em phụ nữ. Về lâu dài, hậu quả có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung vì khi mang thai, các tế bào ác tính có thể phát triển với tốc độ nhanh hơn so với người bình thường.
- Viêm nhiễm lan rộng: Khi bị viêm cổ tử cung khi mang thai, nếu không điều trị tích cực, viêm nhiễm sẽ lan rộng. Mẹ bầu dễ mắc các bệnh lý như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ… Khi đó nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc biến chứng sinh sản sẽ tăng lên đáng kể.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở: sản phụ sẽ có nguy cơ phải mổ lấy thai cao, dễ bị nhiễm trùng hoặc suy giảm trầm trọng tới sức khỏe.
Ảnh hưởng đối với thai nhi:
Mẹ bị viêm cổ tử cung khi mang thai sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ cho em bé trong bung và sau khi sinh, cụ thể:
- Nguy cơ nhiễm trùng nước ối cao: Vi khuẩn xâm nhập từ cổ tử cung lên khu vực nước ối hoạt động và phát triển khiến thai nhi có nguy cơ sảy cao, ngừng phát triển hoặc nguy hiểm đến tính mạng sau khi chào đời.
- Mẹ bị viêm cổ tử cung trẻ ra đời có thể mắc các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển như: nhiễm trùng máu, suy hô hấp, vàng mắt, hoạt động kém, thiếu oxy não, suy dinh dưỡng, viêm niêm mạc miệng, viêm phổi, chậm phát triển, thậm chí là tử vong.
Tóm lại, viêm cổ tử cung có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống tương lai, nhất là trong thai kỳ. Vậy phải làm như thế nào để giải quyết vấn đề khó khăn này?
Cách chữa viêm cổ tử cung cho bà bầu an toàn.
Đối với thai phụ bị mắc viêm cổ tử cung, việc điều trị bệnh như thế nào an toàn ít tác dụng phụ là mối quan tâm hàng đầu. Tiêu chí chữa bệnh được đặt ra hàng đầu lúc này chính là tính an toàn và khả năng điều trị không tổn thương. Dưới đây là các biện pháp điều trị bệnh tốt nhất cho các thai phụ:
Điều trị bệnh bằng Đông Y:
Các bài thuốc Đông y được đánh giá là giải pháp an toàn và có tác dụng tốt nhất với mẹ bầu. Nguyên lý điều trị bệnh trong Đông y chính là giải quyết bệnh từ căn nguyên, bồi bổ toàn diện cho sức đề kháng của cơ thể. Thai phụ có thể tham khảo một số bài thuốc cho hiệu quả cao như sau:
- Bài thuốc cho mẹ bầu Phụ Khang Tán: Bao gồm thuốc dạng thuốc và thuốc dạng ngâm rửa vùng kín. Thuốc uống có gồm: trinh nữ hoàng cung, đan sâm, đương quy, kim ngân hoa với có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, ổn định nội tiết, giúp điều trị khí hư, giảm mùi hôi tanh. Bài thuốc ngâm rửa bao gồm xuyên khung, khổ sâm, bạch chỉ, xà sàng tử và nhiều thảo dược lành tính khác đều có tác dụng cân bằng độ pH tại âm đạo, giúp sát khuẩn và chống viêm.
- Bài thuốc từ hoàng bá trị viêm cổ tử cung cho thai phụ : Người bệnh sử dụng 10gr hoàng bá cùng với khoảng 5gr cam thảo. Sau đó, cho hai loại này vào nồi nước thích hợp, đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút. Ngâm và rửa hỗn hợp này cho vùng kín mỗi ngày.
- Bài thuốc với thành phần chính là hạt xà sàng: Thai phụ sử dụng xà sàng tử và phèn chua với khối lượng bằng nhau, sau đó mang đi tán nhuyễn. Tiếp theo, dùng bột gạo nếp để nấu hồ tạo độ kết dính. Trộn hỗn hợp bột trên vào chung với hồ, nặn thành viên bằng quả quất nhỏ, rồi đặt vào âm đạo. Đặt cho đến khi cảm thấy nóng thì bỏ và rửa sạch lại vùng kín lau khô. Thực hiện liên tục cách này trong khoảng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, các thầy thuốc sẽ kê đơn, gia giảm phù hợp. Ngoài ra thuốc đông y có thể điều chỉnh thêm các vị thuốc bổ, dưỡng thai tốt. Tuy nhiên thuốc Đông y thường phát huy tác dụng từ từ nên mẹ bầu cần kiên nhẫn sử dụng thuốc theo đúng liệu trình bác thầy thuốc đã kê đơn.
Với mẹo dân gian
Thai phụ có thể chữa bệnh viêm cổ tử cung ở giai đoạn nhẹ, mới chớm với các bài thuốc dân gian từ trầu không, diếp cá hoặc trinh nữ hoàng cung như sau:
- Chữa bệnh với lá trầu không: Dựa vào đặc tính sát khuẩn cao của trầu không, dân gian truyền tai nhau mẹo xông vùng kín với trầu không như sau: Rửa sạch và vò nát lá trầu đun với một chút muối và nước thích hợp, sau đó xông trực tiếp vùng âm dạo viêm nhiễm. Phần nước còn lại để rửa trong ngày. bài thuốc này có tác dụng trị viêm cực tốt, giảm mùi tức thì.
- Chữa bệnh với cây trinh nữ hoàng cung: Chọn lá trinh nữ hoàng cung tươi rửa sạch cắt khúc, đun với lượng nước vừa đủ cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại phân nửa. Lấy nước chia làm 3 uống sau mỗi bữa ăn. Thực hiện 3 ngày nghỉ 3 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
- Chữa bệnh với rau diếp cá: Mẹ bầu bị viêm cổ tử cung nên xông hơi vùng kín với 20gr diếp cá,1 củ tỏi bóc vỏ và 10gr bồ kết. Tiến hành đun các nguyên liệu trên với lửa nhỏ trong vòng 30 phút rồi lấy ra xông vùng kín. Liệu pháp này có tác dụng trị viêm rất tốt.
Lưu ý các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, giúp giảm ngứa ngáy, khí hư. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng. Khi áp dụng cần thực hiện một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh để tránh đưa thêm nguồn hại khuẩn vào cơ thể.
ĐỪNG BỎ QUA: TOP 20 cách chữa viêm cổ tử cung tại nhà hiệu quả cao
Điều trị bệnh với tây y
Hầu hết các mẹ bầu đều rất lo lắng, không dám điều trị viêm cổ tử cung bằng thuốc tây y vì sợ tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải tất cả các loại kháng sinh trị viêm cổ tử cung đều chống chỉ định cho thai phụ. Vẫn có một số loại thuốc được nghiên cứu, sản xuất riêng để điều trị cho các thai phụ mà không gây nguy hiểm.
Tùy trường hợp các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như Polygynax dạng đặt, Doxycycline dạng uống hoặc Metronidazole,.. Mẹ bầu chỉ cần đặc biệt chú ý:
- Chắc chắn chỉ sử dụng thuốc khi đã khám và kiểm tra, được bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc với liều lượng, cách dùng cụ thể.
- Luôn cẩn trọng trong các vấn đề bất thường hoặc bất cứ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc kháng sinh. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phảo tương tác thuốc không mong muốn.
- Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng hoặc ngưng thuốc khi chưa được chỉ định.
Để biết chính xác nên điều trị bệnh bằng phương pháp nào, mẹ bầu cần đi khám và điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ. Việc phối hợp chặt chẽ với chuyên gia sẽ giúp đạt được hiệu quả tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa những rủi ro khi điều trị.
Làm thế nào để phòng tránh viêm cổ tử cung khi mang thai?
Để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, người bệnh nên lưu ý những thói quen sau đây để phòng bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai:
- Vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ mỗi ngày, tuyệt đối không nên thụt rửa âm đạo.
- Hạn chế không để vùng kín tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm chứa nhiều hóa chất như xà phòng, dung dịch vệ sinh có độ pH cao, thuốc xịt, nước hoa…
- Ăn bổ sung các loại thực phẩm như sữa, cá, rau củ quả, sữa chua, dầu oliu,…
- Giảm ăn đường và các thực phẩm nhiều đường, cay nóng.
- Giữ vùng kín luôn khô thoáng, nhất là sau khi đi tiểu tiện và sau khi rửa.
- Chọn đồ lót bằng cotton, khô thoáng khí, không nên tắm nước quá nóng và không nên mặc quần ôm sát khi đang mang bệnh.
- Không dùng bất cứ chất kích thích nào kể cả cà phê và bia.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ nhất là khi mang bầu để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh lý viêm cổ tử cung khi mang thai cho các mẹ bầu tham khảo. Hy vọng khi nắm được chính xác thông tin, thai phụ sẽ giảm bớt lo lắng để chọn cho mình liệu pháp trị bệnh an toàn cho cả mẹ và bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!