Cập nhật hướng dẫn về Sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai bởi Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG)

Tạp chí thực hành từ Hội Sản Phụ khoa Hoa kỳ về sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai khuyến cáo rằng từ 60% tới 80% số phụ nữ trải qua thử thách sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai thành công trong việc sanh con ngã âm đạo.

acog huong dan sanh nga am dao sau mo lay thai

“Trường hợp tốt nhất cho một người phụ nữ để chuyển dạ sau mổ lấy thai trước đó là khi sự cân bằng giữa các nguy cơ và khả năng thành công là chấp nhận được đối với bệnh nhân và bác sĩ, và điều này sẽ khác nhau ở mỗi ca,” Mark Turrentine, MD, Chủ tịch Hội đồng về Tạp san Thực hành Sản khoa của Hội Sản Phụ khoa Hoa kỳ, đã nói trong một cuộc họp báo. “Có một số những bệnh lý có thể làm giảm khả năng sanh ngã âm đạo nếu như thử thách sanh ngã âm đạo, bao gồm tuổi mẹ cao, chỉ số khối cơ thể cao, cân nặng thai cao, và mổ lấy thai vì cổ tử cung không mở được,” bác sĩ Turrentine giải thích.

Hội đồng về Tạp san Thực hành Sản khoa của Hội Sản Phụ khoa Hoa kỳ, với sự hợp tác của bác sĩ William Grobman, đã công bố các khuyến cao này vào Số tháng 11 của tạp chí Sản Phụ khoa. Các khuyến cáo này thay thế cho những khuyến cáo ban hành vào tháng 8, năm 2010

Khuyến cáo
“Khuyến cáo của Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ được lập ra không phải nhằm mục đích làm tăng sự hạn chế sinh ngã âm đạo, mà thay vào đó, khuyến cáo này đảm bảo tất cả các phụ nữ muốn trải qua thử thách sanh ngã âm đạo được thực hiện trong một cơ sở y tế phù hợp để có thể đạt được các dự hậu tốt”, bác sĩ Turrentine nói. “Nếu như không đủ nguồn lực, người cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa và bệnh nhân cần phải bàn với nhau trước về các lựa chọn thay thế khác ở giai đoạn sớm của chăm sóc tiền sản, bao gồm cả việc chuyển sang một cơ sở khác. Tuy nhiên, điều này tuyệt đối không được hạn chế quyền tiếp cận sanh ngã âm đạo của những phụ nữ đó.”

Thử thách sanh ngã âm đạo nên được thực hiện ở các trung tâm có trang thiết bị để cung cấp dịch vụ chăm sóc một cách đầy đủ. “Bởi vì các nguy cơ liên quan tới thử thách sanh ngã âm đạo, vỡ tử cung và các biến chứng khác có thể không lường trước được, Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng thử thách sanh ngã âm đạo nên được thực hiện ở các cơ sở có khả năng mổ lấy thai cho những trường hợp gây nguy hại tức thì tới tính mạng của sản phụ hoặc thai nhi,” các tác giả giải thích. “Khi không có đủ nguồn lực để mổ lấy thai cấp cứu, Hội Sản Phụ khoa khuyến cáo rằng các nhà sản phụ khoa hoặc người cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa và bệnh nhân mong muốn được cân nhắc thử thách sanh ngã âm đạo nên thảo luận với nhau về nguồn lực của bệnh viện, cũng như sự sẵn có của các nhân viên sản khoa, nhi khoa, gây mê hồi sức, và nhân viên khoa phòng phẫu thuật.”

Những phụ nữ được trải qua thử thách sanh ngã âm đạo không được thử sanh con tại nhà, bởi vì các biến chứng cần can thiệp cấp cứu y khoa có thể không thể lường trước được.

Các tá giả lưu ý rằng một vài ưu điểm có liên quan tới sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai, bao gồm việc cho phép bệnh nhân có thể tránh các phẫu thuật mở ổ bụng lớn, đồng thời giảm nguy cơ xuất huyết, huyết khối và nhiễm trùng. Sanh ngã âm đạo cũng có thể rút ngắn thời gian hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng mẹ và nguy cơ tử vong ở cuộc sanh trong thai kỳ tiếp theo bởi vì trải qua nhiều lần mổ lấy thai liên tiếp.

Số lần mổ lấy thai trước đó, lý do của những lần mổ đó, và loại đường mổ đã sử dụng đều nên được cân nhắc khi quyết định có nên thử thách sinh ngã âm đạo hay không.

Hầu hết các phụ nữ có tiền căn một lần mổ lấy thai trước đó bằng đường rạch ngang đoạn dưới là những ứng cử viên an toàn cho thử thách sanh ngã âm đạo. Các guideline đưa ra nhiều loại đường rạch khác nhau và từ đó đưa ra khuyến cáo cho từng loại. Các tác giả nhấn mạnh nhu cầu ghi nhận quá trình tư vấn ý kiến cho bệnh nhân.

Thử thách sanh ngã âm đạo thường không được khuyến cáo ở các phụ nữ có nguy cơ vỡ tử cung cao và ở những phụ nữ có chống chỉ định sanh ngã âm đạo, ví dụ như trong trường hợp nhau tiền đạo.

Không được sử dụng misoprostol để làm chín mùi cổ tử cung hoặc khởi phát chuyển dạ ở những bệnh nhân đủ tháng có tiền căn mổ lấy thai hoặc phẫu thuật trên tử cung lớn trước đó. Gây tê ngoài màng cứng có thể được sử dụng trong thử thách sanh ngã âm đạo.

“Các phụ nữ đã từng một lần mổ lấy thai bằng đường rạch ngang đoạn dưới là ứng cử viên cho sanh ngã âm đạo song thai, có thể được cân nhắc là những ứng cử viên cho thử thách sanh ngã âm đạo,” các tác giả giải thích.

“Khởi phát chuyển dạ vẫn là một lựa chọn ở các phụ nữ trải qua thử thách sanh ngã âm đạo.”
Ngoại xoay thai trên ngôi mông không phải là chống chỉ định ở phụ nữ có vết rạch ngang tử cung đoạn dưới trước đó, mà những phụ nữ này là ứng cử viên cho ngoại xoay thai và thử thách sanh ngã âm đạo. Những phụ nữ này phải được theo dõi tim thai trong suốt thời gian thử thách.

Các nhà điều tra bắt đầu cân nhắc mô hình trong những năm 1970 về việc thực hiện mổ lấy thai ở các lần sanh kế tiếp như là bằng chứng ủng hộ việc thử thách sanh ngã âm đạo, nhưng hiểu biết thì vẫn còn khá chênh lệch.

“Mặc dù từ năm 1985 tới năm 1996 tăng 23% số ca sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai, kể từ đó, con số này đã giảm nhiều và tỷ lệ mổ lấy thai càng ngày càng tăng,” bác sĩ Turrentine nói. “Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì chúng tôi muốn, bởi vì vẫn còn rất nhiều hiểu biết sai lệch về sự an toàn của thử thách chuyển dạ sanh ngã âm đạo và sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai và sự kín tiếng trong việc cân nhắc sự lựa chọn hiệu quả này bởi vì các trách nhiệm pháp lý liên quan.”

Theo Hội Phụ Sản Thành phố Hồ Chí Minh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?