Vì sao huyết trắng màu nâu? Có nguy hiểm không? Chữa thế nào?
Huyết trắng màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chuyên gia hơn 40 năm kinh nghiệm sẽ hướng dẫn chị em nguyên nhân, cách nhận biết huyết trắng màu nâu do bệnh lý và giải pháp điều trị phù hợp tình trạng này trong bài viết dưới đây.
TOP 8 nguyên nhân gây huyết trắng màu nâu
Dịch tiết âm đạo hay còn gọi là huyết trắng chính là “tấm gương” phản chiếu tình trạng sức khỏe vùng kín của nữ giới. Bình thường, vùng kín khỏe mạnh, huyết trắng được tiết ra dạng trắng trong, hơi keo như lòng trắng trứng gà, không có mùi và không gây ngứa. Nếu “cô bé” gặp vấn đề, huyết trắng sẽ đổi sang màu vàng, xanh, nâu, có mùi khác lạ kèm theo dấu hiệu bất thường như ngứa, đau, sưng, nổi mụn vùng kín. Tình trạng này được gọi là huyết trắng bệnh lý.
Huyết trắng màu nâu là tình trạng nhiều chị em gặp phải giữa chu kỳ. Theo BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam, màu nâu của huyết trắng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, 7 nguyên nhân phổ biến nhất là các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý của chị em như:
- Rối loạn kinh nguyệt: Sự rối loạn hormon sinh dục nữ khiến lớp nội mạc tử cung bong ra bất thường giữa chu kỳ khiến huyết trắng có thể lẫn máu đỏ. Huyết trắng có màu nâu nhạt, không đều, keo đặc, không gây ngứa.
- Mang thai hoặc sảy thai: Quá trình trứng được thụ tinh di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung làm tổ kéo dài 2 – 7 ngày có thể gây tổn thương lớp nội mạc tử cung, dẫn đến chảy máu. Máu báo thai lẫn trong dịch tiết âm đạo gây ra huyết trắng màu nâu đỏ. Tuy nhiên, bà bầu ra huyết trắng màu nâu cần cảnh giác với dấu hiệu đau bụng dữ dội, chóng mặt, ngất xỉu… Đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
- Dịch tiết âm đạo sau sinh: Khoảng 4 – 6 tuần sau khi sinh con, âm đạo người mẹ có thể bị chảy máu. Máu có màu đỏ hoặc nâu, có nhiều cục máu đông sau đó chuyển sang màu vàng, kem rồi biến mất hoàn toàn.
- Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai: Các biện pháp tránh thai gây thay đổi nội tiết tố ở nữ giới, có thể gây chảy máu âm đạo bất thường không phải trong kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này có thể kéo dài trong 1 – 3 tháng đầu sử dụng biện pháp tránh thai. Nếu tình trạng huyết trắng màu nâu do thuốc tránh thai kéo dài hơn 3 tháng, chị em cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn thay đổi liệu pháp tránh thai.
- Trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt: Khoảng 1 – 3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi hormone khiến lớp nội mạc tử cung dày lên và bắt đầu bong ra, chảy máu khiến huyết trắng có màu nâu. Sau kinh nguyệt, lượng máu còn sót lại được tử cung co bóp đẩy ra ngoài cũng là nguyên nhân khiến huyết trắng đổi màu.
- Tiền mãn kinh: Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ bị mất một lượng lớn hormon estrogen làm thay đổi tình trạng huyết trắng. Bên cạnh dấu hiệu ra huyết trắng màu nâu không mùi, chị em còn xuất hiện một số triệu chứng khác như khô âm đạo, giảm ham muốn, đổ mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ, trằn trọc, dễ cáu gắt, nóng người…
- Quan hệ tình dục mạnh bạo: Tổn thương âm đạo, tử cung là hậu quả thường gặp khi quan hệ tình dục mạnh bạo. Lúc này, chị em có thể thấy huyết trắng có màu nâu đỏ, có lẫn tia máu, mùi hơi tanh, không ngứa kèm theo đau bụng dưới.
- Tổn thương vùng kín và nhiễm trùng: Huyết trắng màu nâu đỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề phụ khoa nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, viêm, áp xe. Trường hợp này, chị em cần cảnh giác với những triệu chứng kèm theo như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, ngứa, hôi vùng kín, khó tiểu… Các tổn thương vùng kín nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới hiếm muộn, vô sinh, ung thư cổ tử cung… rất nguy hiểm.
Huyết trắng có màu nâu là bệnh gì? Nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Theo bác sĩ Lê Phương, một số bệnh lý dưới đây có thể là nguyên nhân gây ra huyết trắng màu nâu:
Huyết trắng màu nâu do bệnh viêm âm đạo, viêm vùng chậu
Viêm âm đạo là nguyên nhân phổ biến gây biến đổi màu sắc và tính chất huyết trắng. Khi âm đạo bị mất cân bằng do sự tăng sinh của nấm candida hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn, tạp trùng, dịch âm đạo có thể chuyển sang màu vàng, xanh, trắng đục hoặc nâu đỏ tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Huyết trắng có màu nâu cũng thường gặp trong viêm vùng chậu do vi khuẩn.
Ngoài ra biểu hiện huyết trắng màu nâu bất thường, các bệnh này có thể khiến chị em bị ngứa ngoài âm đạo, vùng kín có mùi hôi, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau khi quan hệ… Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, bệnh có thể tiến triển thành viêm – đau vùng chậu mãn tính, có nguy cơ vô sinh cao.
Bệnh viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung ra huyết trắng màu nâu đỏ
Huyết trắng màu nâu đỏ thường gặp ở những chị em mắc bệnh viêm cổ tử cung hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Các bệnh lý này gây tổn thương tổ chức mô và niêm mạc ở cổ tử cung khiến chúng viêm, sưng, đỏ, chảy dịch và máu, từ đó làm thay đổi màu sắc huyết trắng.
Viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành nhiều cấp độ dựa trên diện tích và mức độ viêm của vùng tổ chức tổn thương. Bệnh lý này dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung thường xảy ra thứ phát do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung gây viêm lân cận. Bệnh thường xuất hiện ở những chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thường xuyên thụt rửa âm đạo, nạo phá thai không đúng kỹ thuật, quan hệ tình dục không an toàn,..
Nữ giới bị viêm nội mạc tử cung có thể xuất hiện các triệu chứng: ra huyết trắng màu nâu, rối loạn kinh nguyệt, đau rát khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường, máu kinh vón cục, đau bụng dưới…
Huyết trắng nâu do bệnh u hoặc polyp tử cung
Các khối u và polyp tử cung là nguyên nhân gây thay đổi nội tiết ở nữ giới khiến huyết trắng biến đổi. Ngoài dấu hiệu huyết trắng có màu nâu đỏ, các chị em có khối u hoặc polyp tử cung có thể bị đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội, chảy máu âm đạo, rong kinh rong huyết, rối loạn kinh nguyệt…
Bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tổ chức mô tương tự như nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Bệnh có thể gây đau bụng dưới dữ dội, kinh nguyệt bất thường và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm mẹ của nữ giới.
Một số triệu chứng khác khi bị lạc nội mạc tử cung như: tiêu chảy, táo báo, buồn nôn, mệt mỏi, tiểu đau buốt, đau khi quan hệ tình dục..
Các bệnh lý ở buồng trứng gây huyết trắng màu nâu không mùi
Các bệnh lý ở buồng trứng như u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng…có thể gây kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên.
Nữ giới bị các bệnh lý ở buồng trứng có thể xuất hiện các đốm nâu, tia máu đỏ nâu ở giữa chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết và quá trình rụng trứng bị bỏ qua. Ngoài ra, chị em còn có thể gặp một số triệu chứng khác như da nổi mụn, tăng cân, trầm cảm, sạm da, da đổ dầu, đau đầu…
Ra huyết trắng màu nâu khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong nhiều trường hợp, tình trạng ra huyết trắng màu nâu là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm trùng, u nang, polyp hoặc các tổn thương thực thể khác ở tử cung, buồng trứng, âm đạo. Các bệnh lý này có thể gây ra những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và đời sống tình dục của nữ giới. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm tăng nguy cơ khó thụ thai, hiếm muộn, vô sinh, đặc biệt là ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Phụ nữ nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy những thay đổi bất thường ở cơ thể và tính chất huyết trắng như:
- Ra huyết trắng màu nâu, có lẫn máu, có mùi hôi
- Huyết trắng có màu lạ kéo dài nhiều ngày, không thuyên giảm
- Rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo bất thường.
- Xuất hiện những cơn đau bụng dưới bất thường, đau khi đi tiểu và đau khi quan hệ tình dục.
- Mệt mỏi, sút cân, da xanh xao, buồn nôn, chuột rút âm đạo…
LIÊN HỆ NGAY BÁC SĨ TƯ VẤN CÁCH CHỮA TRỊ “BỆNH KHÓ NÓI”
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII, chuyên điều trị các bệnh Phụ khoa
- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông
- Hơn 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh bằng YHCT
Giải pháp điều trị huyết trắng màu nâu dứt điểm
Trường hợp huyết trắng màu nâu do các nguyên nhân sinh lý như trước và sau kỳ kinh nguyệt, do yếu tố tâm lý, mang thai… chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi huyết trắng có màu nâu kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, hôi ngứa âm đạo, tiểu buốt, tiểu đau… thì chị em nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Thông thường, với các bệnh lý gây ra huyết trắng màu nâu, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng 1 trong 4 cách sau:
Trị huyết trắng nâu tại nhà bằng mẹo dân gian
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp ra huyết trắng có màu nâu nhạt do nguyên nhân sinh lý hoặc để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo mức độ nhẹ. Chị em có thể tham khảo cách cách chữa như:
- Cách dùng lá trầu không: Rửa sạch 4 -5 lá trầu không, đun sôi với 1 lít nước, thêm chút muối rồi dùng vệ sinh vùng kín hằng ngày.
- Cách chữa với lá trà xanh: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, vò nát, đun sôi với 1,5 lít nước, thêm chút muối rồi tiến hành xông vùng kín khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Trị huyết trắng bằng diếp cá: Lấy khoảng 20g rau diếp cá, rửa sạch, đun sôi cùng 10 quả bồ kết và 1 củ tỏi trong 1 lít nước. Dùng nước này để xong vùng kín 4 – 5 lần/tuần, rồi rửa lại bằng nước ấm.
Phương pháp chữa huyết trắng bằng mẹo dân gian không phù hợp với những trường hợp nặng do dược lực thấp và hiệu quả chưa được kiểm chứng. Chị em không nên lạm dụng và thay thế cho phác đồ điều trị chính thống.
THAM KHẢO: Cách chữa huyết trắng màu nâu bằng đậu bắp được nhiều người tin dùng
Dùng thuốc tây chữa huyết trắng màu nâu đỏ
Thông thường, để điều trị viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh nếu tác nhân do vi khuẩn và thuốc kháng nấm nếu tác nhân do nấm. Một số trường hợp, người bệnh có thể được kết hợp cả 2 loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
- Thuốc kháng sinh: Metronidazole, Ciprofloxacin, Cefpodoxim…
- Thuốc kháng nấm: Fluconazol 150mg 1 viên duy nhất, Clotrimazole,
- Thuốc đặt kết hợp nhiều thành phần: Ovumix, Neo Tergynan, Canvey…
Việc sử dụng thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, viêm gan, vàng da, nổi mụn, bốc hỏa… Chị em cần đi khám, sử dụng thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ để giảm tối đa các tác dụng không mong muốn.
Điều trị huyết trắng có màu nâu bằng thuốc đông y
Đông y gọi các chứng bệnh huyết trắng là bạch đới, huyết trắng có màu nâu là xích đới. Bệnh có thể do ngoại tà xâm nhập như virus, vi khuẩn, nấm, phong hàn, phong nhiệt hoặc do nội nhân như khí huyết suy giảm, rối loạn chức năng tạng phủ, suy giảm miễn dịch, mất cân bằng âm dương…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng, chị em sẽ được kê đơn, cắt thuốc phù hợp. Ưu điểm của thuốc đông y là sử dụng hoàn toàn thảo dược nên ít tác dụng phụ, hiệu quả bền vững và giảm nguy cơ tái phát.
Hiện nay, bài thuốc Phụ khang tán được phục dựng và phát triển dựa trên bí quyết chữa bệnh đới hạ của Thái y viện triều Nguyễn đang được đánh giá cao về hiệu quả điều trị các chứng bệnh huyết trắng có màu nâu. Bài thuốc sử dụng gần 30 thảo dược quý, trong đó có một số vị thuốc chỉ được sử dụng cho phi tần, hoàng hậu xưa như trinh nữ hoàng cung, thục đoạn, đan sâm, ích mẫu, hoàng bá… có hiệu quả nhanh, mạnh, giúp điều hòa khí huyết và ổn định nội tiết hiệu quả. Bài thuốc đã được chứng minh trên 40.000 phụ nữ với hiệu quả > 90%.
XEM NGAY: Phụ Khang tán chữa huyết trắng bệnh lý hiệu quả cao, nhiều chị em review tốt
Phẫu thuật
Với những trường hợp thất bại bằng điều trị nội khoa hoặc nguyên nhân gây bệnh do các bất thường về cấu trúc vùng kín, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật). Một số biện pháp gồm: chiếu laser, đốt tia điện, cắt polyp, nạo u xơ, thông tắc vòi trứng, cắt leep…
Các biện pháp phẫu thuật phụ khoa tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao như chảy máu kéo dài, sẹo tử cung, sẹo buồng trứng… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Do đó, chị em cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị ngoại khoa an toàn.
Chăm sóc và phòng ngừa ra huyết trắng màu nâu đỏ
Để chăm sóc vùng kín và phòng ngừa tình trạng huyết trắng màu nâu gây biến chứng, chị em nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc các dung dịch vệ sinh an toàn, pH phù hợp mỗi ngày.
- Thay đồ lót ít nhất 2 lần/ngày, không sử dụng băng vệ sinh hằng ngày quá 6 tiếng.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, đi vệ sinh.
- Không thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, E, chất chống oxy hóa như các loại trái cây họ cam, việt quất, dừa…
- Uống đủ lượng nước theo thể trạng, ưu tiên các loại nước tinh khiết, nước ấm, nước trái cây tươi…
Huyết trắng màu nâu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chị em cần cảnh giác với các trường hợp huyết trắng có màu bất thường kèm theo triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn… bởi đây là dấu hiệu bệnh lý. Hãy đi khám để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm.
THÔNG TIN NỔI BẬT
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!