Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Nên xử lý như thế nào?
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không là thắc mắc chung của nữ giới khi thấy có biểu hiện bệnh cũng như lo lắng về khả năng mang thai. Vậy thực hư tình trạng tắc vòi trứng ảnh hưởng tới kinh nguyệt như thế nào? Tắc vòi trứng một bên và tắc vòi trứng cả 2 bên có khác nhau không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết để có câu trả lời chính xác nhất.
Phụ nữ bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Để trả lời cho câu hỏi tắc vòi trứng có kinh hay không trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về mối quan hệ giữa vòi trứng và quá trình hình thành kinh nguyệt ở nữ giới.
Khi đến tuổi dậy thì, buồng trứng ở nữ giới bắt đầu hoạt động, sản sinh ra hormon và trứng. Khi trứng chín, sẽ có 1 -2 trứng rụng xuống. Trường hợp trứng không kết hợp cùng tinh trùng thì sẽ di chuyển đến tử cung. Tại đây, các cơn co tử cung sẽ khiến lớp nội mạc của trứng bong tróc và máu chảy ra ngoài gọi là kinh nguyệt.
Trong hệ thống sinh sản, vòi trứng đảm nhiệm vai trò dẫn trứng từ buồng trứng đến làm tổ ở tử cung, đồng thời đây cũng là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh.
Như vậy việc trứng có di chuyển được xuống tử cung hay không sẽ quyết định nữ giới có kinh nguyệt hay không. Từ đó có thể thấy vòi trứng có ảnh hưởng đối với sự xuất hiện của kinh nguyệt hàng tháng.
Khi vòi trứng bị tắc nghẽn, trứng không chỉ khó thụ tinh mà còn không di chuyển được về tử cung. Chính vì vậy chu trình bong tróc niêm mạc khi trứng rụng mà không thụ tinh sẽ không diễn ra bình thường. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nữ giới bị tắc tại vòi trứng thường bị rối loạn kinh nguyệt.
Tuy nhiên để khẳng xác định tắc vòi trứng có kinh nguyệt hay không thì cần phải xét đến hai trường hợp: Tắc vòi trứng một bên và tắc vòi trứng 2 bên.
Tắc vòi trứng có kinh không nếu chỉ bị tắc một bên?
Như chúng ta đều biết, nữ giới có hai bên vòi trứng để đảm bảo chức năng sinh sản. Trong trường hợp một bên vòi trứng bị tắc và bên còn lại hoạt động bình thường thì việc có kinh hay không phụ thuộc vào sự rụng trứng diễn ra ở bên có vòi trứng bị tắc hay không.
Trường hợp trứng rụng đúng bên vòi trứng hoạt động bình thường, không bị tắc thì nếu không có tinh trùng, trứng sẽ vẫn di chuyển được về tử cung và kích thích hoạt động bong niêm mạc tử cung. Khi đó phụ nữ vẫn có kinh nguyệt dù bị tắc vòi trứng.
Ở một số phụ nữ, dù có kinh nguyệt nhưng vẫn sẽ gặp các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như: Lượng máu kinh trở nên thất thường, tháng có nhiều, tháng có ít, có thể xuất hiện các cục máu, chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn kèm theo các cơn đau bụng, đau lưng âm ỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.
Phụ nữ bị tắc vòi trứng một bên hoàn toàn có khả năng mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên việc chỉ có một bên vòi trứng đảm nhiệm hết chức năng sinh sản của hai bên về lâu dài sẽ gây suy thoái, giảm chức năng sinh sản. Và tình trạng tắc nghẽn bên vòi còn lại nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không nếu bị cả hai bên?
Dựa theo kết quả của các nghiên cứu, nhiều chuyên gia nhận định trường hợp tắc cả hai bên vòi trứng là hiếm gặp. Khi bị tắc cả hai bên vòi trứng đồng nghĩa với việc trứng không có con đường nào để xuống tử cung và kích hoạt quá trình chuyển hóa thành kinh nguyệt. Đây là trường hợp nguy hiểm, nữ giới sẽ bị mất kinh nguyệt hoàn toàn.
Khi đó việc trứng thụ tinh hay có thai là điều không thể xảy ra. Như vậy so với bị tắc một bên vòi trứng thì tắc cả hai bên đồng nghĩa với việc nguy cơ vô sinh, hiếm muộn cũng cao hơn.
Chỉ đến khi có sự can thiệp của y học giúp giảm tình trạng tắc nghẽn hoặc đả thông hoàn toàn vòi trứng thì chức năng của chúng mới dần được hồi phục. Phụ nữ sẽ dần có kinh nguyệt trở lại và các cơ quan sinh sản sẽ hoạt động bình thường.
Tóm lại, dù bị tắc vòi trứng một bên hay cả hai bên đều gây ra những biến đổi bất thường đối với chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh sản nói chung.
Điều chị em cần làm là sớm nhận ra những biểu hiện của bệnh và đi khám, xác định chính xác tình trạng tắc nghẽn vòi trứng từ đó có phương pháp khắc phục hiệu quả.
ĐỌC THÊM: Chuyên gia giải đáp tắc 2 bên vòi trứng có thai tự nhiên được không?
Tắc vòi trứng cần làm phải làm gì?
Rất nhiều trường hợp bị tắc vòi trứng đều có chung thắc mắc bệnh này có chữa được không? Các chuyên gia đều cho rằng bệnh tắc vòi trứng có thể chữa được bằng nhiều phương pháp. Mục tiêu của điều trị là làm thông vòi trứng đoạn bị tắc để tăng khả năng thụ thai của người bệnh.
Tùy theo vị trí tắc nghẽn cũng như mức độ tắc khu trú một đoạn hay lan rộng ra toàn vòi trứng mà có các biện pháp khác nhau. Trong đó điều trị can thiệp ngoại khoa được áp dụng nhiều, điều trị nội khoa bằng thuốc chỉ áp dụng với các ca bệnh nhẹ.
Bệnh nhân nên đi khám sàng lọc để được bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị chính xác, khoa học. Các biện pháp cận lâm sàng như chụp X-quang, siêu âm, nội soi,…là một số cách thức dùng để xác định chính xác vị trí và mức độ tắc vòi trứng. Sau khi biết chính xác mức độ viêm nhiễm và tắc vòi trứng, người bệnh có thể được chỉ định một số biện pháp như:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc: Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần dùng các loại thuốc kháng viêm, tiêu sưng là bệnh tình đã thuyên giảm.
- Phương pháp thông tắc vòi trứng: Sau bước chụp X-quang để xác định vị trí tắc, bác sĩ sẽ dùng một ống thông khác để tái thông vị trí tắc.
- Phương pháp phẫu thuật: có thể phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt – nối ống dẫn trứng, phẫu thuật cắt vòi trứng,..để giải quyết tắc nghẽn. Vì vòi trứng nếu bị tắc nghẽn do mô sẹo lớn, bị dính tắc nhiều, có thể khó điều trị bảo tồn mà phải cắt bỏ phần bị viêm tắc.
- Có thể dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tăng cơ hội có thai.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể tìm hiểu biện pháp Đông y hoặc chữa bệnh tại nhà để kết hợp giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn và ít gây di chứng.
Như vậy, qua những thông tin trên, bài viết đã giải đáp chi tiết và rõ ràng mối băn khoăn của chị em về vấn đề tắc vòi trứng có kinh nguyệt không. Mong rằng với những thông tin và những gợi ý điều trị mà bài viết cung cấp, chị em sẽ bớt hoang mang lo lắng và sớm đi khám, điều trị tích cực để bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!