Viêm Âm Đạo Sau Sinh, Đang Cho Con Bú Và Biện Pháp Xử Lý

Viêm âm đạo sau sinh trở thành nỗi ám ảnh của không ít chị em vì tác động xấu đến cả sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, mỗi người phụ nữ cần nắm rõ được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh tình trạng này, qua đó bảo vệ tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi bài viết sau đây và trang bị cho bản thân kiến thức hữu ích nhé! 

Bệnh viêm âm đạo sau sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm âm đạo sau sinh là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm thời kỳ hậu sản. Đây là một vấn đề khá phổ biến với chị em phụ nữ, nhất là các trường hợp sinh thường hoặc không đảm bảo biện pháp vệ sinh y tế sau sinh. Nếu để bệnh kéo dài, không chỉ sức khỏe mà ngay cả các hoạt động thường ngày của chị em cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu.

Chị em sau khi sinh có thể phải đối mặt với nguy cơ viêm âm đạo
Chị em sau khi sinh có thể phải đối mặt với nguy cơ viêm âm đạo

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm này gồm có:

  • Nhiễm khuẩn từ vết thương hở: Ở những người sinh thường, các bác sĩ thường dùng dao mổ rạch vào tầng sinh môn, tạo điều kiện cho em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu sau đó vết thương này không được xử lý đúng cách, nó có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến cả hiện tượng viêm nhiễm âm đạo.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Có một số trường hợp chị em sau sinh kiêng nước và hạn chế vệ sinh cho vùng kín. Điều này đã dẫn đến việc môi trường âm đạo mất cân bằng do mồ hôi tích tụ, khiến vi khuẩn nội sinh phát triển và âm đạo viêm nhiễm.  
  • Hormone nội tiết rối loạn: Trong thai kỳ, để thích nghi với quá trình sinh nở về sau, cơ thể thường sản sinh ra nhiều hormone nội tiết hơn bình thường. Sau khi sinh xong, việc cân bằng lại những hormone này có thể mất một khoảng thời gian. Chính vì những rối loạn này mà vi khuẩn, nấm men nội sinh trong vùng kín phát triển nhiều hơn rồi gây ra viêm âm đạo sau sinh
  • Quan hệ tình dục sớm: Trong khi “cô bé” vẫn chưa kịp lấy lại cân bằng và độ co giãn vốn có, việc quan hệ tình dục ở thời điểm này rất dễ dẫn đến nhiều vấn đề. Không những vậy, nếu đối phương có mầm bệnh lây nhiễm thì khả năng chị em bị viêm âm đạo càng cao hơn.

Dấu hiệu của bệnh

Chị em bị viêm âm đạo khi đang cho con bú sau sinh có thể có các dấu hiệu sau đây:

  • Ngứa ngáy vùng kín: Đây là một trong các triệu chứng thường thấy nhất. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu này kéo dài cả ban ngày và ban đêm, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc hoặc nghỉ ngơi được. 
  • Âm đạo ẩm ướt: Hầu hết các tình trạng viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, nấm men hoặc sinh vật đơn bào đều khiến người bệnh gặp tình trạng âm đạo ẩm ướt. Đây là kết quả của việc huyết trắng tiết ra quá nhiều và kết cấu chất dịch loãng như nước.
  • Màu sắc khí hư bất thường: Màu sắc khí hư cũng là dấu hiệu tiêu biểu của tình trạng viêm âm đạo ở chị em phụ nữ. Chất dịch mà âm đạo tiết ra lúc này có thể trắng đục như nước gạo, vàng xen lẫn xanh hoặc đỏ nâu. Bên cạnh đó, mùi của khí hư cũng khó ngửi, tanh hôi hơn nhiều. 
  • Buốt nhói khi tiểu tiện: Trong một số trường hợp, chị em có thể cảm thấy buốt nhói khi tiểu tiện. Tình trạng này thường không kéo dài lâu mà chỉ xuất hiện khi người bệnh đi vệ sinh.
Khí hư bất thường là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh
Khí hư bất thường là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh

Viêm âm đạo sau sinh và đang cho con bú nguy hiểm không?

Bên cạnh những vấn đề nói trên, nhiều chị em còn thắc mắc về việc liệu viêm âm đạo sau sinh, nhất là khi đang cho con bú có nguy hiểm hay không. Theo các chuyên gia, nếu bệnh nhân không được điều trị sớm thì có thể phải đối mặt với một số vấn đề dưới đây:

Viêm âm đạo là căn bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở 80% nữ giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị bệnh đúng cách thậm chí còn muốn “tự làm bác sĩ” chữa bệnh cho bản thân dẫn tới tình trạng viêm âm đạo thường xuyên tái phát gây phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí còn để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
  • Khả năng mang thai về sau: Bị viêm âm đạo có mang thai được không cũng tùy thuộc vào việc phát hiện sớm bệnh và điều trị phù hợp. Viêm nhiễm ở âm đạo rất dễ lan rộng đến cả vùng chậu nếu để bệnh kéo dài quá lâu. Đối với vùng chậu, ống dẫn trứng và buồng trứng là những khu vực có khả năng bị tấn công nhiều hơn cả. Khi đó, quá trình thụ tinh không thể diễn ra suôn sẻ và làm nguy cơ vô sinh tăng cao.
  • Sức khỏe tâm lý bị tác động: Những triệu chứng đau rát, nhói buốt kéo dài liên tục cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của chị em, nhất là với trường hợp cơ thể sau sinh chưa hồi phục hoàn toàn. Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Nhưng nếu nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.

Xem thêm:

Chẩn đoán viêm âm đạo khi đang cho con bú

Chẩn đoán viêm âm đạo sau sinh được tiến hành thông qua các biện pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng sơ bộ: Sau khi hỏi người bệnh về các triệu chứng thường xảy ra, các bác sĩ sẽ yêu cầu họ nằm lên giường y tế để xem xét kỹ hơn khu vực bộ phận sinh dục. Những triệu chứng bên ngoài như sưng đỏ môi âm đạo, chảy nhiều dịch khí hư,… đều có thể dễ dàng nhận thấy.
  • Xét nghiệm khí hư: Để tìm ra chính xác yếu tố gây viêm là vi khuẩn, nấm men hay các vi sinh vật khác, các bác sĩ sẽ thu lấy một mẫu khí hư từ người bệnh và đem đi xét nghiệm. Thông qua một số phương pháp như nuôi cấy, soi kính hiển vi, phản ứng kháng thể,… nguyên nhân gây ra bệnh lý được kết luận.  

Điều trị viêm âm đạo sau sinh và đang cho con bú

Việc điều trị viêm âm đạo sau sinh thường phức tạp hơn so với bình thường vì người mẹ đang trong thời gian cho con bú. Vì vậy, bệnh nhân nên tuyệt đối tuân thủ theo đúng các hướng dẫn, đơn thuốc từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.

Bài thuốc dân gian

Các mẹo dân gian trị viêm âm đạo tại nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên và được dùng bên ngoài vùng kín nên ít gây kích ứng hơn. Tuy nhiên, chúng không có khả năng điều trị dứt điểm tận gốc vấn đề bên trong.

  • Giấm táo vệ sinh vùng kín: Giấm táo có chứa axit lactic giúp giảm ngứa ngáy và sưng đỏ ở âm hộ, âm đạo hiệu quả. Chị em dùng 50ml giấm táo pha cùng với 1l nước ấm. Sử dụng dung dịch thu được để rửa bộ phận sinh dục, ngày thực hiện 2 đến 3 lần.
  • Ngải cứu chống viêm: Ngải cứu được biết đến là có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp diệt khuẩn, giảm đau rát và ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh chuẩn bị 60g ngải cứu rồi đem nấu cùng với 2l nước lạnh. Hỗn hợp nước lá ngải sau đó dùng ngâm rửa vùng kín, ngày 1 lần là được.
  • Lá ổi trị ngứa ngáy hiệu quả: Theo YHCT, lá ổi vị chát, tình bình, có tác dụng trị đau nhức, kháng viêm rất tốt. Bệnh nhân dùng 20g lá ổi non giã nhuyễn, trộn cùng với một chút dầu dừa. Vùng kín sau khi được vệ sinh sạch thì đem hỗn hợp lá ổi đắp lên, thời gian khoảng 20 phút. Người bệnh sau đó rửa lại bằng nước ấm, thực hiện đều đặn ngày 1 lần.
Giấm táo pha loãng giúp vệ sinh vùng kín và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu
Giấm táo pha loãng giúp vệ sinh vùng kín và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu

Thuốc Tây trị bệnh

Chị em sau sinh đang cho con bú không nên sử dụng các loại thuốc điều trị đường uống mà có thể chuyển sang một số loại sau đây:

  • Thuốc bôi ngoài: Các loại thuốc dùng bôi ngoài có thể giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ hoặc viêm đau ở âm đạo. Thuốc thường có thành phần kháng sinh nên ngăn ngừa được sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm men nội sinh. Người bệnh tìm mua và sử dụng nizoral, ketoconazole,…. 
  • Thuốc đặt âm đạo: Bên cạnh thuốc bôi, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo. Thuốc được thiết kế hình viên đạn với một đầu thoi nhọn có thể dễ dàng đưa vào bên trong cô bé. Tại đây, thuốc phân ra nhanh chóng, loại bỏ tạp khuẩn và duy trì cân bằng pH thích hợp cho âm đạo. Ví dụ: Ovumix, genbay, canesten,…. 

Bài thuốc Đông y

Đông y cũng là lựa chọn của các chị em viêm âm đạo sau sinh hoặc viêm âm đạo khi đang cho con bú. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nhận được tư vấn trước khi dùng thuốc bởi đa phần Đông y là dạng thuốc uống.

  • Long Đởm Tả Can: Bài thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt độc trong cơ thể, táo thấp, thích hợp dùng trong trường hợp viêm âm đạo thể thấp nhiệt. Các vị thuốc của Long Đởm Tả Can gồm có: Phục linh, chi tử, tỳ giải, ý dĩ, mộc thông, hoàng bá, sa tiền. Người bệnh sắc thuốc và dùng uống hàng ngày.
  • Huyết Phủ Trục Ứ: Bài thuốc thứ hai được dùng với trường hợp viêm nhiễm vùng kín do huyết ứ với tác dụng giảm đau, giảm sưng bên ngoài âm đạo, hoạt huyết và tiêu thũng. Dược liệu được dùng bao gồm: Tam thất, cát cánh, xích thược, chỉ xác, cam thảo, ngưu tất. Thuốc dùng sắc uống, hàng ngày sử dụng đều đặn 1 thang.
  • Phụ Khang Tán: Phụ Khang Tán bao gồm hai dạng chính, một dùng ngâm rửa vùng kín và một dùng đường uống. Bài thuốc ngâm rửa giúp chị em “đánh bay” cảm giác ngứa ngáy khó chịu và cân bằng pH âm đạo. Các dược liệu sử dụng gồm bạch đồng nữ, khổ sâm, xà sàng tử, thược tương, xuyên khung,… Bài thuốc uống điều trị bên trong, hoạt huyết, trục ứ, bổ tà với các vị gồm kim ngân hoa, hoàng bá, đương quy, ích mẫu, đan sâm,… Lưu ý là thuốc được điều chỉnh tùy theo cơ địa và bệnh tình của mỗi người.
Người bệnh viêm âm đạo sau sinh, cho con bú có thể điều trị bằng Đông y
Người bệnh viêm âm đạo sau sinh, cho con bú có thể điều trị bằng Đông y

Chị em nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chị em bị viêm âm đạo sau sinh còn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

  • Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, giúp tăng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Một số loại trái cây thuộc nhóm này có thể kể đến như cam, lê, táo, lựu, bưởi, xoài,…
  • Thực phẩm lên men: Các loại đồ ăn lên men được xem là nguồn cung cấp tuyệt vời probiotics và lactobacillus, giúp cân bằng hệ vi khuẩn nội sinh trong âm đạo. Chị em nên dùng sữa chua, kem chua, kim chi,… 
  • Rau xanh: Các loại rau xanh giàu chất xơ, vitamin D và khoáng chất kẽm vừa giúp cơ thể nhanh lại sức vừa giúp phòng chống các bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Ví dụ: Cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bí đỏ, dưa chuột,…
  • Kiêng dùng đồ uống cồn, đồ dầu mỡ: Hai loại đồ ăn, thức uống này đều không có lợi cho chị em sau sinh bị viêm âm đạo vì chúng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và cả sức khỏe tổng thể.  

Thói quen sinh hoạt tốt:

  • Dùng nước ấm và dung dịch vệ sinh có thành phần tự nhiên để ngâm rửa vùng kín hàng ngày.
  • Thường xuyên thay đồ lót, nhất là trong thời kỳ “đèn đỏ”. Chị em nên chọn băng vệ sinh khi đang điều trị viêm nhiễm âm đạo thay vì các loại tampon khác.
  • Không quan hệ “giường chiếu” trong thời gian trị bệnh.
  • Đảm bảo “cô bé” luôn được khô ráo, thoáng mát bằng cách hạn chế mặc đồ bó sát hoặc có chất liệu ít thấm mồ hôi. 

Phòng tránh viêm âm đạo sau sinh, khi cho con bú

Chị em muốn phòng tránh viêm âm đạo khi đang cho con bú, sau sinh nên:

  • Chú ý lâu rửa cho vùng kín hàng ngày, nhất là trong trường hợp sinh thường có vết rạch tầng sinh môn. Có thể tham khảo hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ để đảm bảo vệ sinh và an toàn vùng kín.
  • Chọn mua và sử dụng những loại quần áo, quần lót chất liệu sợi bông. Nếu có thể thì hạn chế mặc đồ lót trong khi ngủ để giúp “cô bé” thoải mái hơn.
  • Không quan hệ trong thời gian đầu sau sinh. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lây nhiễm hay việc phải tiếp xúc với bao cao su nhiều chất kích ứng.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc. Chị em cũng nên uống nhiều nước hơn, tốt nhất là cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2l nước mỗi ngày.
Dinh dưỡng khoa học, lành mạnh giúp phòng tránh bệnh hiệu quả
Dinh dưỡng khoa học, lành mạnh giúp phòng tránh bệnh hiệu quả

Bị viêm âm đạo sau sinh khám chữa ở đâu?

Người bị viêm âm đạo sau sinh có thể đi khám và điều trị tại:

  • Bệnh viện Thanh Nhàn: Bệnh viện được phân nhóm cơ sở y tế đa khoa công lập hạng 1, vì vậy có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thăm khám, điều trị của mỗi bệnh nhân. Chị em sau sinh bị viêm âm đạo có thể đến khoa Phụ sản II của bệnh viện Thanh Nhàn để được tư vấn, chẩn đoán và chữa trị hiệu quả nhất. Địa chỉ hiện nay: Số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 024 3971 4363.
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Đối với bệnh nhân khu vực phía Nam, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một trong những địa chỉ luôn nhận được đánh giá cao. Bệnh viện có Khối Ngoại – Sản chuyên khám chữa các vấn đề phụ khoa ở nữ giới, giúp chị em hồi phục nhanh chóng và ít để lại di chứng hay tái phát về sau. Địa chỉ hiện nay: Số 468 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TP. HCM. Số điện thoại: 028 3923 4332.
  • Bệnh viện Đa Khoa YHCT Quân Dân 102: Đơn vị này sở hữu các bác sĩ quân y, y học cổ truyền hàng đầu trong lĩnh vực phụ khoa, vì vậy người bệnh viêm âm đạo sau sinh và đang cho con bú hoàn toàn yên tâm khi đến khám tại đây. Không những vậy, bệnh viện còn có các bài thuốc điều chế với công thức độc quyền, đảm bảo trị dứt điểm vấn đề viêm nhiễm vùng kín từ tận gốc. Địa chỉ hiện nay: Hà Nội – Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm/ hoặc Hồ Chí Minh – Số 179 Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh. Số điện thoại: Hà Nội 0888 598 102/ HCM 0888 698 102.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức mới và hữu ích liên quan đến tình trạng viêm âm đạo sau sinh ở phụ nữ. Để phòng tránh tốt nhất bệnh lý này, chị em nên tăng cường vệ sinh cá nhân cũng như đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh và cân bằng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

Bác sĩ Lê Phương chính thức được bổ nhiệm là PGĐ Trung tâm Đông sinh Y dược VCCU

BÁC SĨ GIẢI ĐÁP: Viêm Lộ Tuyến Độ 1 Đặt Thuốc Có Khỏi Không?

Bị Lạc Nội Mạc Tử Cung Có Thai Được Không? [TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA]

Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung Có Chữa Được Không? [GIẢI ĐÁP TỪ CHUYÊN GIA]

CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP: Lạc Nội Mạc Tử Cung Có Nguy Hiểm Không?

Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Tự Khỏi Không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Nữ Giới Bị Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Mang Thai Được Không?

Chuyên gia giải đáp: Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm Không?

Viêm Lộ Tuyến Độ 3 Đặt Thuốc Có Khỏi Không? [GIẢI ĐÁP TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA]

[CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP] Viêm Lộ Tuyến Độ 2 Đặt Thuốc Có Khỏi Không?