Lạc Nội Mạc Tử Cung Vết Mổ Đẻ Tuyệt Đối Không Nên Coi Thường
Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ là tình trạng khá hiếm gặp ở nữ giới và thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên, tình trạng này cũng gây ra nhiều triệu chứng phiền toái và dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ một khi đã mắc phải.
Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ là gì? Nguyên nhân & triệu chứng bệnh
Bệnh lạc nội mạc tử cung là hiện tượng lớp mô niêm mạc nằm trong tử cung của nữ giới phát triển bất thường ở những vị trí khác trên cơ thể như âm đạo, cổ tử cung, ruột, bàng quang,… Hiếm gặp hơn, lớp niêm mạc này có thể phát triển tại vết thương sau khi mổ lấy thai được gọi là lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ.
Dạng bệnh lý này khá hiếm gặp. Theo như nghiên cứu của bác sĩ Khammash đến từ bệnh viện Đại học Australia, tỷ lệ mắc lạc nội mạc tử cung trên vết mổ đẻ chỉ chiếm dưới 2% trong các ca phẫu thuật mổ lấy thai.
Cũng theo nhiều chuyên gia y tế, thời gian từ phẫu thuật lấy thai đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường dao động trong khoảng 1-3,5 năm. Đặc biệt bệnh dễ gặp ở các đối tượng nữ giới sinh mổ trong độ tuổi từ 27 – 31 tuổi.
Nhận diện lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ
Phụ nữ sau khi sinh mổ có thể nhận biết lạc nội mạc tử cung trên vết mổ nếu qua các dấu hiệu như sau;
- Xuất hiện những khối sưng bất thường ở vị trí sẹo mổ:
Ở phụ nữ sau sinh, hiện tượng vết mổ bị sưng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp mổ đã lâu, vết sưng không hết, gây đau đớn và có nhiều kích thước khác nhau thì có thể đây là một hiện tượng bất thường. Những khối sưng đau này chảy máu theo chu kỳ và cũng có thể gây kích thích đến các cơ quan trong ổ bụng dưới. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng bụng hậu sản.
- Xuất hiện khối u bất thường tại thành vết mổ:
Biểu hiện này được xem là điểm nhận diện đặc trưng nhất của bệnh nhưng thường khó đánh giá bằng mắt mà phải thông qua quan sát từ phim chụp CT. Các khối u lạc nội mạc tại vết mổ đẻ thường có màu trắng đục, nhạt màu, kết cấu vững chắc, dính liền với các mô xung quanh nó, thậm chí có thể bị chảy máu trong một số trường hợp.
- Đau bụng kinh dữ dội:
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ đều có dấu hiệu đau bụng dưới với nhiều mức độ trước khi đến kỳ dâu vài ngày và kéo dài trong suốt chu kỳ “đèn đỏ”. Các triệu chứng này nếu diễn triển nặng có thể gây chuột rút ở cơ bụng, quặn thắt vô cùng đau đớn.
Máu kinh chảy ồ ạt, kéo dài:
Ở đa số phụ nữ sau sinh mổ bị lạc nội mạc tử cung thường gặp phải tình trạng máu kinh chảy ra nhiều hơn, kéo dài bất thường gây ra thiếu máu trầm trọng. Nguyên nhân chính là do thành tử cung lúc này dày hơn bởi các niêm mạc phát triển nên các mô tế bào rụng theo trứng cũng tăng lên. Từ đó dẫn đến lượng máu kinh tăng lên, chảy ồ ạt và kéo dài trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, những biểu hiện trên cũng khá tương đồng với nhiều bệnh lý như lạc nội mạc tử cung trong cơ, viêm nhiễm vết mổ, hoặc rong kinh kéo dài, polyp tử cung,… Để nhận biết bệnh chính xác, tốt nhất chị em nên đến cơ sở y tế để được siêu âm, chẩn đoán một cách cụ thể nhất.
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII, chuyên điều trị các bệnh Phụ khoa
- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông
- Hơn 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh bằng YHCT
Nguyên nhân nào gây ra lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra chứng lạc nội mạc tử cung trên vết mổ vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên các bác sĩ chỉ ra một số yếu tố hình thành nên bệnh như sau:
- Sự tăng trưởng xâm lấn bất thường: Sự tăng trưởng bất thường của các tế bào phôi lót vùng bụng và khung chậu cũng có thể phát triển thành mô nội mạc tử cung trong khu vực khoang bụng đặc biệt là trên vết mổ đẻ.
- Do quá trình viêm nhiễm niêm mạc tử cung sau sinh: Việc niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm thời kỳ hậu sản làm tăng nguy cơ đảo lộn “ranh giới” của các lớp lót tử cung trong và ngoài, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các mô nội mạc phát triển ra bên ngoài tử cung xâm lấn vết mổ.
- Sự thay đổi của hormone nội tiết tố estrogen: Ở nữ giới sau sinh, cơ thể người thường có nhiều thay đổi đặc biệt do nội tiết tố mất cân bằng. Nhiều chuyên gia cho rằng sự biến đổi của vòng tuần hoàn estrogen gây ra việc hình thành lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ.
ĐỌC NGAY: Giải pháp điều trị lạc nội mạc tử cung KHÔNG XÂM LẤN được nhiều người chia sẻ
Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ có nguy hiểm không?
Lạc nội mạc tử cung trên vết mổ đẻ có thể phát triển thành các khối u tại khu vực này. Thông thường, u lạc nội mạc tử cung được được các chuyên gia đánh giá là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ hoặc đã phát triển thành u thì chị em vẫn có khả năng mang thai, tuy nhiên khả năng thụ thai sẽ thấp hơn so với những cơ thể bình thường.
Thêm vào đó, lạc nội mạc tử cung ở vết mổ nếu để lâu không chữa có thể phát triển tăng sinh, từ đó gây chảy máu nhiều bất thường khi đến kì kinh, đau bụng kinh và rong kinh kéo dài,…
Ngoài ra, khi bị lạc nội mạc tử cung kéo dài lâu ngày, sự phát triển của những tế bào nội mạc này sẽ đẩy mạnh quá trình tiết dịch nhờn và tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm, virus đến gây viêm ở vị trí vết mổ.
Do đó nữ giới bị lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ không chỉ phải đối mặt với cảm giác đau đớn trong các kì kinh mà còn có nguy cơ bị viêm phúc mạc, viêm vết mổ, viêm dính trong ổ bụng… Tình trạng này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vì vậy khi bị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ, chị em cần sớm đi khám và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cách chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ
Để điều trị bệnh cho độ chính xác cao cũng như hạn chế những ảnh hưởng của bệnh lạc nội mạc tử cung trên vết mổ, người bệnh cần được kiểm tra và thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Chẩn đoán và điều trị là hai công đoạn không thể thiếu giúp cải thiện tình hình sức khỏe ở chị em.
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ
Khi đến thăm khám bệnh, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh dựa vào dấu hiệu mà chị em cung cấp để đánh giá biểu hiện lâm sàng của bệnh. Kết hợp với những hỏi đáp về tình trạng kinh nguyệt cũng như mức độ của các cơn đau bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn với các phương tiện hỗ trợ phù hợp như:
- Siêu âm ổ bụng: Đây là phương pháp thông dụng và đơn giản nhất để xác định nữ giới có đang mắc lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ hay không. Bằng việc sử dụng sóng siêu âm cao tần để quan sát một cách chính xác những hình ảnh trong vùng bụng dưới đặc biệt là khu vực chứa các cơ quan sinh sản. Phương pháp này được đánh giá là tốt nhất để tìm ra u lạc nội mạc tử cung trên vết mổ đẻ.
- Chụp CT scan: Phương pháp này cho phép các bác sĩ quan sát được hình ảnh rõ nét nhất của tử cung nhất là vùng có vết thương mổ đẻ. Chụp cắt lớp CT mang lại hiệu quả cao trong nhận biết kích thước các khối u được hình thành bên ngoài tử cung nếu có.
- Chụp MRI cộng hưởng từ: Phương pháp kiểm tra MRI cũng giúp các bác sĩ quan sát được chính xác những khối u bất thường bên ngoài tử cung giống với chụp CT. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là không sử dụng tia X, thay vào đó là sóng radio nên ít ảnh hưởng và an toàn hơn với phụ nữ sau sinh.
- Nội soi ổ bụng: Đây là một phương pháp chẩn đoán có xâm lấn. Bằng việc rạch một vết cắt nhỏ trên bụng người bệnh sau đó đưa thiết bị nội soi vào trong cơ thể, các bác sĩ có thể kiểm tra dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ một cách chính xác và trực tiếp nhất. Phương pháp này dành cho những trường hợp phức tạp, khó nhận diện qua các biện pháp chụp chiếu và siêu âm. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm từ các khối u này.
XEM NGAY: Địa chỉ chữa lạc nội mạc tử cung UY TÍN – HIỆU QUẢ – ĐƯỢC CẤP PHÉP
Điều trị nội khoa lạc nội mạc tử cung trên vết mổ đẻ
Sử dụng tây y là phương pháp được áp dụng phổ biến mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng và vô cùng tiện lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm chính của thuốc là tác dụng phụ có thể gây ra mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân bất thường hoặc ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ,… Khi sử dụng Tây y, chị em cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để tránh những kết quả không mong muốn.
Để điều trị lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc như sau:
- Nhóm thuốc Danazol: Danazol là dạng chất dẫn tổng hợp của ethinyl testosterone giúp ức chế buồng trứng sinh steroid để làm teo nhỏ các mô nội mạc bị lạc chỗ. Người bệnh bị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ có thể được chỉ định thuốc dưới dạng uống với liều lượng 200mg/viên x 2/ ngày. Thông thường, bệnh nhân điều trị với thuốc Danazol trong vòng 6 tháng, trong đó sẽ có 3 tháng để điều trị và 3 tháng dùng thuốc duy trì ngừa bệnh tái phát.
- Nhóm thuốc chủ vận GnRH: Giống như nhóm thuốc danazol, các thuốc chủ vận GnRH có tác dụng giảm đau dựa vào khả năng ức chế hoạt chất gonadotropin. Khi điều trị, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng bổ sung thêm estrogen dạng uống để ngăn chặn tác dụng phụ là gây loãng xương của GnRH. Thông thường, thuốc được tiêm trực tiếp vào cơ thể với liều lượng từ 3,6 – 3,75mg tùy loại thuốc và tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân.
XEM CHI TIẾT: Những loại thuốc chữa lạc nội mạc tử cung hiệu quả nhất
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật can thiệp ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ có những dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng mà thuốc không có tác dụng ức chế và điều trị.
Hiện nay, để phẫu thuật lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ có thể áp dụng phương pháp như phẫu thuật nội soi, thuyên tắc động mạch tử cung, cắt bỏ khối u lạc,…
Việc phẫu thuật thường giúp bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn được vấn đề bệnh lý tuy nhiên có thể gây nhiều tổn thương, đau đớn, mất thời gian hồi phục và ảnh hưởng đến sinh sản trong một số trường hợp. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định phương pháp điều trị bệnh này.
Điều trị với Đông Y
Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung ở nữ giới mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào đối với cơ thể, đặc biệt là chị em sau sinh. Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo là:
- Bài thuốc hạ trục ứ thang: Thành phần chính bao gồm các loại thảo dược là Đương quy, Ô dược, Hương phụ, Nguyên hồ, Chỉ giác, Cam thảo, Xích thược, Đào nhân, Xuyên khung. Bài thuốc có tác dụng triệt hạ sự ngưng trệ của khí huyết trong cơ thể, từ đó giúp giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội, giảm lượng máu chảy trong các chu kỳ kinh hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sao khô các vị thuốc trên, sắc lấy nước dùng 2 lần trong ngày.
- Phụ Khang Tán – Giải quyết lạc nội mạc tử cung theo kinh nghiệm gần 150 năm của Thái Y Viện
Phụ Khang Tán là bài thuốc của Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam (đơn vị nổi tiếng trong khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa bằng YHCT). Bài thuốc được hoàn thiện sau quá trình phục dựng thành công bí kíp của Thái Y Viện triều Nguyễn lưu giữ trong cuốn Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký.
Kế thừa kinh nghiệm Thái Y Viện – Loại bỏ lạc nội mạc tử cung hoàn toàn tự nhiên
Theo quan niệm của YHCT, tình trạng lạc nội mạc tử cung thuộc chứng Thống kinh, Bất dựng, Trưng hà. Bệnh có căn nguyên là do khí huyết ứ trệ, viêm nhiễm nhân cơ hội hình thành khiến một số cơ quan gần tử cung xuất hiện hiện tượng dính tắc. Hàng tháng, niêm mạc tử cung bong tróc theo chu kỳ kinh nguyệt, vì con đường thoát ra bên ngoài cơ thể bị cản trở nên chúng dễ dàng đi lạc tới các vị trí khác.
Đối với phụ nữ sinh mổ, điều này càng dễ xảy ra vì thai không di chuyển qua đường âm đạo khiến khu vực này trở nên hẹp. Máu huyết, dịch cùng niêm mạc tử cung bong tróc sẽ thoát ra ngoài khó khăn hơn. Điều này đồng nghĩa với tỉ lệ nội mạc tử cung đi lạc, sót lại rất cao.
Đối với những trường hợp lạc nội mạc, Thái Y Viện thường sử dụng một số nhóm thảo dược đặc trưng, được tuyển chọn kỹ lưỡng nhằm khai thông khí huyết, đả thông huyết mạch, nắn chỉnh đường di chuyển của niêm mạc tử cung. Từ đó giúp chúng không bị đi lạc. Đồng thời thuốc cũng giúp thúc đẩy cơ chế đào thải chủ động của cơ thể để loại bỏ các khối lạc nội mạc bất thường.
Bên cạnh đó, những thảo dược này còn giúp điều dưỡng cơ quan sinh sản, nhất là tử cung đồng thời ổn định nội tiết tố. Nhờ vậy, niêm mạc tử cung sẽ phát triển vừa phải, không quá dày, hạn chế tình trạng bong tróc kéo dài và đi lạc.
ĐỌC NGAY: Bật mí những THẢO DƯỢC VÀNG hội tụ trong Phụ Khang Tán
Học hỏi những kinh nghiệm này của Thái Y Viện, Phụ Khang Tán thừa hưởng hơn 20 vị thảo dược tiến cung có công dụng điều trị lạc nội mạc tử căn nguyên. Những thảo dược này được kết hợp bằng nguyên tắc “vàng” của Thái Y Viện là Bổ chính – Khu tà.
Điều này sẽ giúp bài thuốc phát huy tối đa khả năng điều trị từ bên trong, tăng cường bồi bổ đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại viêm nhiễm, ngăn chặn hình thành viêm tắc khiến nội mạc đi lạc. Bài thuốc cũng sẽ giúp chị em sau sinh nhanh chóng khôi phục sức khỏe, vết mổ nhanh chóng lành lại để không trở thành nơi neo bám của niêm mạc bất thường.
Để tối ưu hiệu quả của bài thuốc trong thực tế, các chuyên gia đã xây dựng phác đồ khoa học cùng combo “trong ứng ngoại hợp” với Phụ Khang Tán. Phác đồ và dạng thuốc sẽ được điều chỉnh nhằm tối ưu với từng trường hợp bệnh nhân.
ĐỪNG BỎ QUA: Combo Phụ Khang Tán ĐÁNH BAY bệnh phụ khoa chỉ sau 1 LIỆU TRÌNH
Hiệu quả và tính an toàn đã được chứng minh từ nghiên cứu tới thực tiễn
Quá trình nghiên cứu bài thuốc được tiến hành qua nhiều giai đoạn với hàng loạt cuộc phân tích và kiểm nghiệm. Đáng chú ý quá trình này có sự hỗ trợ đắc lực của Viện nghiên cứu & phát triển y dược cổ truyền dân tộc (TradiMec):
Thông qua kết quả phân tích độc tố cấp diễn và bán trường diễn, bài thuốc được chứng minh không sản sinh độc tố gây nguy hại tới cơ thể ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Điều này một lần nữa được khẳng định nhờ kiểm nghiệm lâm sàng trên 300 bệnh nhân cho thấy có tới 93% chị em thoát khỏi tình trạng lạc nội mạc tử cung, không còn đau tức bụng, buồng trứng và tử cung hoạt động tốt, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Sau gần 1 thập kỷ ứng dụng điều trị, hiệu quả của Phụ Khang Tán đã được hơn 40.500 bệnh nhân chứng thực. Không ít người để lại phản hồi tích cực cho thấy khối lạc tử cung hoàn toàn tiêu biến, sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình dùng thuốc:
CHI TIẾT: Chia sẻ của những bệnh nhân từng điều trị bằng Phụ Khang Tán
Với hiệu quả hữu hiệu trong điều trị bệnh lý phụ khoa, giúp đảm bảo sức khỏe cho chị em, Phụ Khang Tán đã được nhiều trang tin và đơn vị báo chí tìm hiểu và đưa tin:
Nếu đang bị căn bệnh lạc nội mạc tử cung hành hạ, chị em hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam để được tư vấn giải pháp hữu hiệu:
Tùy theo cơ địa, các bài thuốc thường được gia giảm thành phần, liều lượng cho phù hợp với bệnh nhân. Để đạt kết quả chữa trị như mong muốn, người bệnh cần kiên trì sử dụng hàng ngày theo liều lượng chính xác được chỉ định.
Các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung trên vết mổ đẻ
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh, chị em có thể kết hợp các phương pháp điều trị với một số mẹo dân gian như sau:
- Dùng nước của cây trinh nữ hoàng cung: Lá của cây trinh nữ hoàng cung có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u trong khu vực tử cung. Chị em có thể dùng lá trinh nữ hoàng cung sao khô, sắc lấy nước uống hàng ngày để cải thiện vết mổ bị lạc nội mạc tử cung.
- Sử dụng trà xanh: Tính chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn trong lá trà giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh nữ giới rất hiệu quả. Uống nước trà xanh hoặc xông rửa với nước trà là cách dân gian dùng điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung.
Các mẹo dân gian không có tác dụng thay thế bất cứ phương pháp điều trị bệnh nào. Vì thế chị em cần lưu ý và không nên lạm dụng nếu việc áp dụng mẹo không có tác dụng.
Một số lưu ý trong phòng và điều trị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ
Việc chăm sóc sức khỏe bản thân sau phẫu thuật mổ lấy thai là vô cùng quan trọng, việc này hạn chế các nguy cơ gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung trên vết mổ và những biến chứng nghiêm trọng khác. Dưới đây là một số vấn đề chị em nhất định cần ghi nhớ để chăm sóc và phòng ngừa những bệnh thường gặp ở nữ giới hiệu quả.
- Vệ sinh vết mổ sau phẫu thuật: Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, giúp vết thương nhanh chóng lành hơn, hạn chế nhiễm khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Đối với nữ giới sau sinh mổ hay sau phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung, việc thay băng, quan sát tình trạng vết mổ hay bôi thuốc sát trùng cần đặc biệt chú ý.
- Dành thời gian cho nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể có thời gian tái tạo, thư giãn cũng như nạp năng lượng. Điều này vô cùng cần thiết cho quá trình hậu phẫu. Chị em cần cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng và duy trì cho đầu óc vui vẻ, thoải mái vào giai đoạn này.
- Chế độ dinh dưỡng đảm bảo: Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng đặc biệt là trong chăm sóc trong và sau điều trị lạc nội mạc tử cung. Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi, các loại thực phẩm giàu omega 3, sắt,… vào thực đơn hàng ngày. Hạn chế các đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, hoặc các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… và uống đủ nước mỗi ngày.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Chị em nên hạn chế việc thức quá khuya, quan hệ tình dục cũng như sử dụng quá nhiều điện thoại,… Ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập yoga là cách giúp cơ thể duy trì được sự cân bằng, phòng ngừa các bệnh về sinh sản thường gặp.
- Khám bác sỹ định kỳ sau sinh 3 tháng một lần hoặc khi có bất cứ những dấu hiệu cơ thể bất thường nào, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp chị em nhanh chóng giải quyết vấn đề và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhất có thể.
Trên đây là thông tin về tình trạng lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ cho chị em tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc có thể hiểu rõ những vấn đề bản thân mình đang gặp phải để có định hướng giải quyết an toàn, phù hợp và hiệu quả nhất.
THÔNG TIN NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!