Bị Viêm Vùng Chậu Khi Mang Thai – Mẹ Bầu Cần Ghi Nhớ Gì?

Viêm vùng chậu khi mang thai khiến sức khỏe và tinh thần của nhiều mẹ bầu giảm sút. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non…. Vậy khi bị viêm vùng chậu trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải biết gì, làm gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu khi mang thai là tình trạng buồng trứng, ống dẫn trứng của mẹ bầu bị viêm nhiễm. Tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng này chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn, vi nấm có hại.

Vi khuẩn, nấm là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm vùng chậu
Vi khuẩn, nấm là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm vùng chậu

Theo lý giải của các chuyên gia sản phụ khoa, những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Việc mang thai khiến nội tiết của chị em thay đổi đột ngột, sức đề kháng giảm sút đáng kể. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập và gây hại cho vùng chậu.
  • Vệ sinh kém: Trong thời gian mang thai, pH vùng kín của người mẹ thay đổi, khí hư ra nhiều. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, đây sẽ là con đường thuận lợi giúp vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây viêm ở buồng trứng, ống dẫn trứng.
  • Tổn thương vùng chậu: Mẹ bầu từng sảy thai, nạo phá thai nhiều lần sẽ có nguy cơ bị viêm vùng chậu khi mang thai cao hơn.
  • Quan hệ tình dục không đúng cách: Việc quan hệ trong thời gian mang thai không an toàn, không đúng cách sẽ khiến vùng kín, đặc biệt là vùng chậu bị tổn thương, dẫn tới viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bị viêm vùng chậu khi mang thai

Nếu bị viêm vùng chậu, mẹ bầu có thể gặp một số biểu hiện sau:

  • Khí hư bất thường: Dịch âm đạo (khí hư) ra nhiều, có màu sắc lạ (đục, xanh, vàng, nâu), đi kèm máu tươi và có mùi hôi.
  • Đau bụng, đau lưng: Vùng bụng dưới xuất hiện những cơn đau âm ỉ, sau đó tăng dần về mức độ và tần suất. Một số mẹ bầu có thể bị đau lưng hoặc 2 bên hông.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Sốt nhẹ đến cao, mệt mỏi.
  • Xuất huyết âm đạo.

Các dấu hiệu viêm vùng chậu có thể bị nhầm lẫn với một số hiện tượng sinh lý bình thường trong những tháng đầu của thai kỳ. Do đó, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời.

Bị viêm vùng chậu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có nguy hiểm không?

Bị viêm vùng chậu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề mẹ bầu luôn quan tâm. Trả lời câu hỏi này, Thầy thuốc ưu tú Lê Phương – PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết: “Mặc dù viêm vùng chậu khi mang thai không lây trực tiếp cho em bé trong suốt thai kỳ nhưng nếu để kéo dài, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi”.

Mẹ bầu bị viêm vùng chậu có thể khiến em bé bị ảnh hưởng.
Mẹ bầu bị viêm vùng chậu có thể khiến em bé bị ảnh hưởng.

Chuyên gia cho biết, người mẹ bị viêm vùng chậu trong thời gian thai kỳ rất dễ mệt mỏi, suy nhược cả thể chất và tinh thần, từ đó khiến thai nhi phát triển không đều, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thiếu chất. Viêm vùng chậu khi mang thai còn làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non. Bởi viêm nhiễm ở vùng chậu sẽ khiến khoang chậu và tử cung bị tổn thương, xung huyết, kích thích co bóp gây sinh non. Một số trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng màng ối, nhiễm độc thai nhi, lưu thai…

Đối với những mẹ bầu bị viêm vùng chậu ở giai đoạn cuối của thai kỳ, việc sinh thường có thể khiến em bé bị nhiễm vi khuẩn của ổ viêm khi thai đi qua cổ tử cung và âm đạo. Từ đó, em bé có thể bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh nguy hiểm như viêm kết mạc, viêm phổi, viêm phế quản…

Ngoài ra, các chuyên gia còn cảnh báo một số biến chứng nghiêm trọng khác mà chị em có nguy cơ đối mặt nếu bị viêm vùng chậu kéo dài trong thời kỳ mang thai:

  • Đau vùng chậu kéo dài.
  • Tắc nghẽn hoặc kết dính ống dẫn trứng.
  • Viêm phúc mạc.
  • Hội chứng Fitz Hugh Curtis
  • Áp xe (tích tụ mủ)
  • Thai lạc chỗ.
  • Vô sinh.
  • Viêm vùng chậu mãn tính.

Viêm vùng chậu khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, khi mắc bệnh, người mẹ cần phải tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách chữa viêm vùng chậu khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Đối với việc điều trị bệnh viêm vùng chậu khi mang thai, nguyên tắc quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Do đó, dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bác sĩ và người mẹ cũng cần phải thận trọng. Dưới đây là 3 hướng điều trị được có thể được chuyên gia cân nhắc:

Chữa viêm vùng chậu bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên là lựa chọn an toàn cho các mẹ bầu khi bị viêm vùng chậu mức độ nhẹ. Một số mẹo phổ biến thường được các mẹ bầu áp dụng như:

  • Chữa viêm vùng chậu khi mang thai bằng lá trầu không: Rửa sạch khoảng 10 lá trầu không tươi, đun sôi với nước và vài hạt muối biển trong 5 phút. Dùng nước lá trầu không vừa đun xông rửa âm đạo mỗi ngày.
  • Chữa viêm vùng bằng lá trà xanh: Chị em có thể lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước sạch và một ít muối hạt. Tương tự cách làm với lá trầu không, chị em có thể dùng nước đun lá trà xanh để xông rửa âm đạo 2-3 lần mỗi tuần.
  • Cách trị viêm vùng chậu cho mẹ bầu bằng bột nghệ: Hòa tan 1 thìa bột nghệ trong 1 ly sữa rồi đun sôi khoảng 2 -5 phút. Kiên trì uống hỗn hợp này trong khoảng 1 tuần có thể giúp chị em giảm bớt cơn đau, cải thiện triệu chứng viêm vùng chậu.

THAM KHẢO THÊM: 11 cách chữa viêm vùng chậu tại nhà được nhiều người áp dụng

Lá trà xanh là nguyên liệu chữa viêm vùng chậu được nhiều chị em tin dùng.
Lá trà xanh là nguyên liệu chữa viêm vùng chậu được nhiều chị em tin dùng.

Các mẹo dân gian có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của từng người. Để đảm bảo an toàn khi áp dụng mẹo dân gian chữa viêm vùng chậu trong thời gian mang thai, chị em cần tìm hiểu kỹ các phương pháp, thực hiện đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, các mẹo dân gian chữa viêm vùng chậu chị có hiệu quả trong các trường hợp nhẹ. Với những trường hợp viêm nặng, chị em cần đi khám để được chuyên gia tư vấn phù hợp.

Trị viêm vùng chậu khi mang thai bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tây trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, các chuyên gia thường cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thuốc trị viêm vùng chậu cho chị em. Một số loại thuốc có thể được sử dụng gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, kháng sinh…

Khi sử dụng các loại thuốc này, một số chị em có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ…. Do đó, trong thời gian dùng thuốc, các mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và những thay đổi bất thường của cơ thể. Nếu nghi ngờ gặp tác dụng phụ của thuốc tây, cần liên hệ bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Cách chữa viêm vùng chậu khi mang thai an toàn bằng Đông y

Đông y được coi là một lựa chọn phù hợp, an toàn cho chị em bị viêm vùng chậu khi mang thai. So với cách chữa bằng mẹo dân gian, đông y mang lại hiệu quả nhanh, mạnh hơn, phù hợp với cả thể bệnh nhẹ lẫn nặng. Bên cạnh đó, thuốc đông y có thể trị tận gốc bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát và thường ít gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đây là lý do chị em thường sử dụng thuốc đông y chữa viêm vùng chậu khi mang thai.

Thuốc nam là cách chữa viêm vùng chậu lành tính
Thuốc nam là cách chữa viêm vùng chậu lành tính

Trong đông y, viêm vùng chậu được xếp vào chứng tý, yêu cước thống. Bệnh phát sinh do phong hàn xâm nhập làm kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết ứ trệ cộng thêm cơ thể suy nhược. Khi điều trị, các chuyên gia sẽ tiến hành thông kinh hoạt lạc, loại bỏ phong hàn nhiệt độc, cân bằng pH âm đạo, đồng thời phục hồi phủ tạng, cải thiện suy nhược, nâng cao sức đề kháng. Bởi vậy, phương pháp điều trị này có tính toàn diện và phù hợp với mẹ bầu..

Các cách chữa viêm vùng chậu đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng mức độ bệnh. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị an toàn, hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc, chị em cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để giúp bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát.

XEM NGAY: Lộ diện bài thuốc chữa viêm vùng chậu hiệu quả cao từ bí quyết tiến Cung Phi

Cách phòng ngừa viêm vùng chậu khi mang thai

Để phòng ngừa viêm vùng chậu khi mang bầu, chị em cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, một vợ một chồng.
  • Hạn chế số lượng bạn tình để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, tuyệt đối không thụt rửa âm đạo, tránh dùng các dung dịch vệ sinh nặng mùi, chứa chất tẩy rửa hoặc có độ pH không phù hợp.
  • Sử dụng quần lót có chất liệu cotton, mềm, thông thoáng, có size phù hợp, tránh sử dụng chất liệu nilon.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, tăng cường sức đề kháng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung lợi khuẩn để cân bằng pH âm đạo và hỗ trợ điều trị, cải thiện bệnh hiệu quả hơn.
  • Thường xuyên tập luyện thể chất nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu vùng chậu, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín, viêm vùng chậu khi mang thai. Không nên tự ý sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà.

Viêm vùng chậu khi mang thai là bệnh phụ khoa thường gặp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Do đó, chị em cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh và thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

THÔNG TIN NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?