Buồng trứng đa nang khi mang thai chú ý những gì? Cách dưỡng thai hiệu quả
Buồng trứng đa nang khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm, thai phụ cần chú ý chăm sóc cơ thể, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và điều trị sớm bệnh đa nang buồng trứng.
Buồng trứng đa nang khi mang thai là gì?
Đa nang buồng trứng khi mang thai là hiện tượng rối loạn hormone trong cơ thể gây ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng. Một số người bệnh bị buồng trứng đa nang vẫn có thể mang thai, nhưng buồng trứng không đảm bảo chức năng bình thường, số nang trứng phát triển nhiều nhưng không chứa trứng hoặc không thể tự rụng trứng.
Nguyên nhân mắc buồng trứng đa nang khi mang thai
Đa nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh nở (tỷ lệ mắc bệnh lên tới 21%). Tuy nhiên, phần lớn chị em không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm do các dấu hiệu không rõ ràng, nhầm tưởng với việc stress, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây buồng trứng đa nang khi mang thai. Tuy nhiên lý do chủ yếu là tình trạng kháng insulin (chiếm 50 – 70% trong các trường hợp). Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác tạo điều kiện cho hội chứng đa nang buồng trứng phát triển như:
- Mất cân bằng hormone luteinizing, hay còn gọi là rối loạn nội tiết tố hoàng thể
- Yếu tố di truyền
- Biến chứng của bệnh động kinh hoặc tác dụng phụ từ axit valproic có trong thuốc điều trị bệnh này
- Biến chứng của bệnh béo phì (tăng cân mất kiểm soát) và tiểu đường trong thai kì
- Các thói quen không lành mạnh như: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, lười vận động…
Dấu hiệu phát hiện sớm buồng trứng đa nang
Trong buồng trứng của những người bị đa nang buồng trứng thường có nhiều nang nhỏ (hay còn gọi là u nang chức năng) do trứng không tự rụng được. Những người mắc hội chứng này sẽ tiết ra nhiều hormone nam giới, gây mất cân bằng nội tiết dẫn đến các triệu chứng thường gặp như:
- Phần lông ở trên mặt và các bộ phận khác phát triển (ria mép, cằm…)
- Kinh nguyệt không đều, đau bụng dữ dội khi đến kì, chu kì kinh nguyệt kéo dài hoặc thậm chí mất kinh
- Khó kiểm soát cân nặng, béo phì, tăng cân bất thường và khó giảm
- Nóng trong người, xuất hiện nhiều mụn trứng cá, nám da, tàn nhang
- Rụng tóc thường xuyên gây hói đầu
- Cơ thể mệt mỏi, bất an, không kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng thất thường
- Giảm ham muốn tình dục
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến việc kháng insulin như: tiểu đường, cao huyết áp, đột quỵ, bệnh tim, ung thư nội mạc tử cung…
Bị đa nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm?
Một trong những biến chứng của bệnh đa nang buồng trứng là gây vô sinh, hiếm muộn, giảm khả năng thụ thai tự nhiên ở phụ nữ. Còn những trường hợp may mắn mang bầu, thai phụ có thể gặp một số biến chứng trong quá trình thai kì và khi chuyển dạ. Theo thống kê từ các nguyên cứu khoa học, bị buồng trứng đa nang khi có thai tăng nguy cơ sảy thai gấp 3 lần so với bình thường.
Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ảnh hưởng tới mẹ
Bên cạnh nguy cơ sảy thai giai đoạn đầu thai kì, phụ nữ bị buồng trứng đa nang khi mang thai còn có khả năng mắc các biến chứng phổ biến dưới đây.
- Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 với các dấu hiệu cơ bản như rối loạn cao huyết áp, gan và thận bị tổn thương. Nếu không được phát hiện sớm, tiền sản giật có thể gây khó khăn dẫn đến tử vong trong quá trình sinh nở và mất nhiều thời gian để phục hồi.
- Cao huyết áp do buồng trứng đa nang khi mang thai: Những người bị đa nang buồng trứng phải thường xuyên theo dõi huyết áp. Nếu chỉ số này cao hơn 140/90 thì có nghĩa là bạn đang bị huyết áp cao, có khả năng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, làm chậm tốc độ truyền máu và oxy tới thai nhi, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, sinh non, tiền sản giật… Với các trường hợp này, thai phụ cần tuân thủ đúng phác độ sử dụng thuốc của bác sĩ để điều hòa huyết áp.
- Tiểu đường thai kì: Do tình trạng kháng insulin, bị đa nang buồng trứng khi mang thai có thể dẫn tới bệnh tiểu đường. Tương tự cao huyết áp, việc không kiểm soát được lượng đường huyết trong thai kì sẽ gây tăng nguy cơ sinh mổ và tiền sản giật.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Theo kết quả của một số nghiên cứu, bệnh buồng trứng đa nang khi mang thai có thể di truyền từ mẹ sang con gái sau khi trưởng thành. Đồng thời, bệnh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sự phát triển của thai nhi, như:
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
- Các chỉ số phát triển không đảm bảo, suy dinh dưỡng thai nhi
- Tuổi thai lớn, khó sinh thường
Khắc phục buồng trứng đa nang, dưỡng thai an toàn
Phần lớn các biến chứng của bệnh buồng trứng đa nang khi mang thai đều có thể kiểm soát bằng cách theo dõi cẩn thận. Do đó, thai phụ cần chú ý dưỡng thai và điều trị sớm bệnh bằng các phương pháp thích hợp.
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị đa nang buồng trứng khi mang thai thường chỉ hỗ trợ kiểm soát biến chứng tiểu đường và cao huyết áp, tránh tiền sản giật. Đối với những người bị buồng trứng đa nang khi có thai không xuất phát từ nguyên nhân kháng insulin sẽ được kê thuốc metformin.
Đây là loại thuốc lành tính, dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú, không gây các biến chứng về dị tật thai nhi. Thuốc có tác dụng:
- Giảm nguy cơ sảy thai
- Giảm nguy cơ sinh non
- Đảm bảo quá trình truyền oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng của thai nhi
Tuy không có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nhưng khi dùng thuốc, bà bầu có thể gặp một số phản ứng: đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, tiêu chảy, ốm nghén nặng, hạ đường huyết… Do đó, người bệnh chỉ nên mua thuốc chữa đa nang buồng trứng khi có đơn kê của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng.
Đông y điều trị buồng trứng đa nang khi mang thai hiệu quả
Nhằm hạn chế các tác dụng phụ đối với cơ thể, điều trị tận gốc bệnh, nhiều người bị đa nang buồng trứng khi mang thai thường lựa chọn phương pháp Đông y. Theo y học cổ truyền, các bài thuốc chữa buồng trứng đa nang phải căn cứ vào 3 nguyên nhân gây bệnh cơ bản sau đây.
- Thận hư: rối loạn kinh nguyệt, chu kì kinh kéo dài, đau bụng dữ dội hoặc mất kinh
- Đàm thấp: ứ huyết, tổn thương tỳ và thận, gây đọng dịch, khó thụ thai
- Can uất: Rối loạn tinh thần, tâm trí mệt mỏi gây ảnh hưởng kinh nguyệt và khả năng mang thai tự nhiên
Dựa trên những nguyên nhân đó, việc điều trị buồng trứng đa nang khi mang thai sẽ được kê đơn tùy cơ địa và thể trạng từng người. Do đó, chị em cần lựa chọn những cơ sở Đông y uy tín để chẩn trị và thăm khám.
Bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc thăm khám định kì để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kì, phụ nữ bị đa nang buồng trứng khi mang thai có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Phương pháp này giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh mà không gây nhiều ảnh hưởng tới thai nhi.
- Dầu dừa: Nhờ hàm lượng cao vitamin có lợi cho cơ thể, giúp hạ chỉ số insulin và cân bằng nội tiết tố, dầu dừa có tác dụng trị viêm nhiễm, giảm đau, dưỡng da và phòng đa nang buồng trứng hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp dầu dừa trong chế biến các món xào để tăng hương vị và đảm bảo sức khỏe.
- Trà xanh: Lá trà xanh có chứa nhiều hoạt chất ECG và EGCG giúp giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa, trong đó có đa nang buồng trứng. Ngoài ra, thường xuyên uống nước trà xanh có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hay tiểu đường, khử mùi hôi miệng, lợi tiểu và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
[pr_middle_post]
Chăm sóc tại nhà
Trong trường hợp bị đa nang buồng trứng khi mang thai dị ứng với các thành phần của thuốc, người bệnh có thể lựa chọn chăm sóc tại nhà, hạn chế các biến chứng theo các phương pháp thay thế phù hợp.
- Duy trì ổn định đường huyết: Kiểm tra thường xuyên trước và sau bữa ăn, cắt giảm lượng đường, đồ ngọt và tinh bột, tăng cường rau xanh.
- Điều trị insulin: Tiếp tục sử dụng máy bơm insulin nếu đã từng bị tiểu đường, áp dụng phương pháp này trước khi mang thai. Những người mới bị thể nhẹ có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng.
- Bổ sung axit folic: Mẹ bầu nên bổ sung axit folic ở giai đoạn đầu và giảm sau 3 tháng theo khuyến cáo, tùy chỉnh từng giai đoạn cho đến khi ngừng cho con bú. Ngoài ra, trước khi mang thai và trong giai đoạn cho con bú, chị em cũng nên chú ý dinh dưỡng, bổ sung sắt và canxi.
Phòng ngừa bị buồng trứng đa nang khi mang thai
Buồng trứng đa nang khi mang thai là hiện tượng thường gặp, tiềm ẩn các rủi ro tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chị em có thể hoàn toàn chủ động phòng ngừa được bệnh này nếu tuân thủ đúng lối sống khoa học, kiểm soát cân nặng và chế độ dinh dưỡng.
Duy trì cân nặng
Tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn khiến cơ thể không kịp thích ứng, rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân gây buồng trứng đa nang khi có thai. Do vậy, mẹ bầu nên kiểm soát mức độ tăng cân trong suốt thai kì (dao động từ 7 – 18kg), tùy thuộc thể trạng cơ thể. Mức độ tăng cân được các chuyên gia khuyến cáo là:
- Tăng 1kg trong 3 tháng đầu
- Tăng 4 – 5kg trong 3 tháng giữa
- Tăng 5 – 6kg trong 3 tháng cuối
Việc tăng cân quá nhanh (nhiều hơn 3kg mỗi tháng) có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường và tiền sản giật, cũng như gây khó khăn trong quá trình sinh thường. Với cân nặng thai nhi trên 4kg, các mẹ bầu thường được khuyên nên đẻ mổ. Do đó, bà bầu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì các thói quen lành mạnh để kiểm soát cân nặng.
- Đi bộ: Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút không chỉ giúp dễ tiêu, giảm áp lực cho dạ dày mà còn hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe. Thai phụ nên duy trì hoạt động này thường xuyên ở những tháng giữa và cuối thai kì.
- Tập yoga: Các bài tập yoga được thiết kế riêng dành cho phụ nữ mang thai ở từng giai đoạn sẽ giúp điều hòa cơ thể, giảm stress và tăng sức dẻo dai. Đồng thời, một số bài tập còn có tác dụng giúp dễ đẻ, điều hòa hơi thở trong quá trình chuyển dạ.
- Bài tập kegel: Những bài tập kegel giúp giảm cân và tăng sức mạnh của cơ sàn chậu, hỗ trợ mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Đối với những người bị đa nang buồng trứng khi mang thai, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Để đảm bảo đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, duy trì ổn định đường huyết và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là một số khuyến cáo dành cho những người bị đa nang buồng trứng khi có thai.
- Nạp lượng calo phù hợp: Mang thai không có nghĩa là mẹ bầu phải ăn thật nhiều, ăn gấp đôi lượng bình thường cho hai người. Phụ nữ mang thai chỉ cần tăng lượng calo trong 3 tháng đầu và duy trì 300 calo mỗi ngày ở 3 tháng giữa, 500 calo mỗi ngày ở 3 tháng cuối. Để tính toán chuẩn lượng calo, bạn có thể tham khảo các bảng tính calo thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng theo tuần.
- Tăng cường protein chất lượng cao: Người bị buồng trứng đa nang khi mang thai cần bổ sung thêm protein chất lượng cao, có trong nhóm thực phẩm như thịt bò hữu cơ, cá hồi, trứng gà sạch, thịt nạc, ức gà… Chế độ ăn giàu protein chất lượng cao không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh đa nang buồng trứng mà còn giúp giảm nguy cơ thiếu máu và cung cấp thêm omega-3 tốt cho thai nhi (từ các loại cá biển).
- Bổ sung chất béo tốt: Nếu chưa biết đa nang buồng trứng nên ăn gì khi mang thai thì cần chú ý đến nhóm chất béo tốt. Chất béo lành mạnh có trong các thực phẩm như dầu dừa, quả bơ, trứng, các loại hạt… giúp cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ và đảm bảo các chỉ số phát triển của thai nhi. Bởi lipid (chất béo) là thành phần chính cấu tạo hệ thần kinh và bộ não. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, đồ chiên rán ngập dầu mỡ.
- Chọn carbohydrate phức tạp: Các nhóm thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp, giàu chất xơ như gạo lứt, đậu lăng, trái cây nguyên quả, rau củ… được khuyên nên tăng cường sử dụng khi mang thai. Bởi ngoài carbohydrate các loại thực phẩm kể trên còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu như sắt, magie, axit folic… giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa dị tật thai nhi.
- Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì tập trung ăn nhiều ở 3 bữa chính khiến dạ dày phải hoạt động quá công suất, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn. Tăng cường ăn các bữa phụ giàu dinh dưỡng, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 tiếng và không nên ăn tối quá muộn.
- Tránh xa các thực phẩm có hại: Hạn chế đồ chế biến sẵn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồ ngọt; đồ chiên rán và các thức uống có chứa chất kích thích.
Nhìn chung những người bị buồng trứng đa nang khi mang thai cần chú ý thăm khám định kì và chăm sóc sức khỏe cẩn thận để tránh biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, mẹ bầu nên chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng và nếp sống khoa học, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!