Hiện tượng nhiễm khuẩn âm đạo ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ và những lưu ý

Nhiễm khuẩn âm đạo ở thai phụ trong ba tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không? Kết quả nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ đã chỉ ra rằng chị em nên theo dõi sát sao hiện tượng nhiễm khuẩn âm đạo trong những tháng cuối của thai kỳ.

Không nên chủ quan với hiện tượng nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ

Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu ở từng địa phương, tần suất nhiễm khuẩn âm đạo ở thai phụ được ghi nhận là 3-14,8%. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hoa, tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo ở phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2002 là 14,8%. Tại Bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo trong ba tháng cuối thai kỳ được ghi nhận là 10,5%. Một nghiên cứu tiến hành trong cộng đồng năm 2006 tại Gia Lai cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ là 21,9%.

Nhiễm khuẩn âm đạo không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Nhiễm khuẩn âm đạo ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ
Nhiễm khuẩn âm đạo ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ khá nguy hiểm

Trong thai kỳ, nhiễm khuẩn âm đạo làm gia tăng các nguy cơ, biến chứng cho cả mẹ và thai nhi như vỡ ối non, sẩy thai, chuyển dạ sinh non, nhiễm khuẩn ối, trẻ sơ sinh nhẹ cân, nhiễm khuẩn sơ sinh, viêm nội mạc tử cung sau mổ lấy thai.

Tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ hàng ngày cũng có khá nhiều thai phụ than phiền về tình trạng ngứa rát âm đạo và ra khí hư nhiều. Vì vậy việc tầm soát nhiễm khuẩn âm đạo là cần thiết để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là ở nhóm thai phụ ba tháng cuối thai kỳ nhằm ngăn ngừa các biến chứng cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu hiện tượng nhiễm khuẩn âm đạo ở thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ 3

Để đánh giá thực trạng viêm nhiễm phụ khoa trong những tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu, các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ” với hai mục tiêu:

  • Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo ở thai phụ ba tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
  • Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn âm đạo trong ba tháng cuối thai kỳ.

Cụ thể, từ tháng 10/2016 tới 4/2017, nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện, trên 385 thai phụ trong ba tháng cuối thai kỳ. Đa số thai phụ trong nhóm nghiên cứu có độ tuổi từ 19 đến dưới 35 tuổi. Ghi nhận thai phụ lớn tuổi nhất là 43 tuổi, thai phụ nhỏ tuổi nhất là 19 tuổi.

Đa số thai phụ trong nhóm nghiên cứu không khám phụ khoa định kỳ (ít nhất 1 năm 1 lần) chiếm 75,1%. Chỉ có 96 thai phụ có khám phụ khoa định kỳ, trong đó đa số thai phụ khám phụ khoa tại bệnh viện (68,8%).

Trong nhóm nghiên cứu có 59 thai phụ có tiền căn viêm âm đạo, trong đó vẫn có 10 thai phụ tự mua thuốc đặt thay vì đến cơ sở y tế khám.

Phục vụ cho nghiên cứu, thông qua quá trình sàng lọc, phỏng vấn, khám phụ khoa, soi tươi khí hư, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán nhiễm khuẩn khi có ¾ tiêu chuẩn lâm sàng của Amsel.

Tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Qua nghiên cứu trên 385 thai phụ ba tháng cuối thai kỳ, có 58 thai phụ được chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo theo tiêu chuẩn Amsel. Tương đương với tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo là 15,1%.

Trước đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hoa tại Bệnh viện Từ Dũ (2002) cũng đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo ở thai phụ là 14,8%, tương đương với nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.

Yếu tố tác động gây viêm âm đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ

Theo các số liệu thống kê, dưới đây là một số tác nguyên chính khiến chị em mang thai thường mắc viêm âm đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Vệ sinh vùng kín bằng nguồn nước không đảm bảo: 4,4% các thai phụ tắm sông, kênh rạch có khả năng mắc viêm nhiễm âm đạo cao hơn.
  • Quan hệ trong thai kỳ: Nhóm thai phụ có quan hệ trong thai kỳ có nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo cao hơn, gấp 2,3 lần. Đặc biệt không vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ sẽ khiến khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Thụt rửa sâu vào âm đạo: Thói quen thụt rửa sâu bên trong sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo của người phụ nữ tạo điều kiện cho các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập và gây bệnh.
  • Chất liệu quần lót không phù hợp: So với nhóm thai phụ thường mặc quần lót bằng chất liệu vải cotton, nhóm thai phụ mặc quần lót bằng chất liệu khác như thun, tơ tằm, nylon, polyester hay dạng dây có tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo cao hơn 6,6 lần. Nguyên nhân có thể là do vải cotton có tính năng vượt trội khi thấm hút mồ hôi và co giãn tốt hơn.
Mẹ bầu cần lựa chọn quần lót làm bằng chất liệu cotton
Mẹ bầu cần lựa chọn quần lót làm bằng chất liệu cotton

Đặc biệt, nhóm chuyên gia phát hiện ra vai trò của lợi khuẩn Lactobacilli trong việc bảo vệ âm đạo người phụ nữ, duy trì môi trường pH với độ acid lý tưởng tại âm đạo. Theo đó, trong 64,7% thai phụ có kết quả soi tươi dịch âm đạo phát hiện Lactobacilli thì có 2,8% người bị nhiễm khuẩn âm đạo và 97,2% người không bị nhiễm khuẩn. Đối với 35,3% thai phụ còn lại không phát hiện Lactobacilli trong dịch âm đạo thì tỉ lệ bị nhiễm khuẩn cao hơn với 37,5%.

Cách phòng tránh và lưu ý khi bị viêm âm đạo trong thai kỳ

Dựa vào kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, chị em khi mang thai cần tăng cường theo dõi sức khỏe, ngay khi thấy các triệu chứng bất thường ở vùng kín thì cần tới cơ sở y tế để khám đồng thời nên:

  • Vệ sinh vùng kín một cách khoa học: Sử dụng nguồn nước đảm bảo, thường xuyên vệ sinh vùng kín, đặc biệt là sau khi quan hệ. Tuyệt đối không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
  • Sử dụng quần lót bằng chất liệu cotton: Lựa chọn loại quần lót làm từ chất liệu cotton, có độ co giãn phù hợp với cơ thể.
  • Bổ sung lợi khuẩn Lactobacilli: Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn Lactobacilli như sữa chua, kim chi, miso hay một số loại phomai.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Giúp phát hiện sớm các bất thường, viêm nhiễm và tổn thương tại vùng kín.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?