Ra huyết trắng có lẫn ít máu có phải là ung thư không? Làm sao để chữa khỏi?

Chuyên gia cho biết, phần lớn các trường hợp ra huyết trắng có lẫn ít máu không phải kinh nguyệt đều do các bệnh lý phụ khoa gây nên, trong đó có ung thư cổ tử cung. Để biết chính xác nguyên nhân, cách nhận biết và phòng ngừa, chị em hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây huyết trắng có lẫn sợi máu

Huyết trắng bình thường có màu trắng trong, hơi keo dính như lòng trắng trứng gà, được âm đạo và tử cung tiết ra để làm ẩm và làm sạch vùng kín. Huyết trắng có thể được tiết ra nhiều hơn trong thời gian trước – sau kỳ kinh, khi rụng trứng hoặc có hưng phấn tình dục…

Ra huyết trắng có lẫn máu do nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý gây ra
Ra huyết trắng có lẫn máu do nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý gây ra

Tuy nhiên, huyết trắng có lẫn sợi máu có thể là dấu hiệu bất thường, có liên quan đến sự rối loạn nội tiết của cơ thể hoặc các bệnh lý phụ khoa. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, BSCKII Lê Phương – GĐ Chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến khiến chị em ra huyết trắng có lẫn ít máu như:

Rối loạn kinh nguyệt

Ra huyết trắng có lẫn ít máu có thể là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt. Máu kinh xuất hiện giữa chu kỳ do nồng độ nội tiết thay đổi đột ngột hòa lẫn vào dịch âm đạo bình thường. Tình trạng này thường không đáng lo ngại nếu ít xuất hiện. Tuy nhiên nếu chúng thường xuyên xảy ra, chị em cần thăm khám để xác định nguyên nhân.

Mất cân bằng nội tiết gây huyết trắng lẫn máu

Bình thường estrogen có tác dụng ổn định nội mạc tử cung, giúp chu kỳ kinh nguyệt và huyết trắng tiết ra đều đặn. Nếu cơ thể có quá ít estrogen do bất kỳ nguyên nhân nào, lớp nội mạc tử cung này có thể bong ra bất cứ lúc nào trong suốt chu kỳ. Hậu quả là chị em có thể bị ra huyết trắng có máu.

Ngoài ra, sự thiếu hụt estrogen còn gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Thân nhiệt cao, bốc hỏa, nóng bừng
  • Bồn chồn, mất ngủ
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột, dễ cáu gắt, khó tập trung
  • Tăng cân, thèm ăn

Huyết trắng có lẫn máu báo thai

Hiện tượng ra huyết trắng có lẫn ít máu có thể là dấu hiệu báo mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá trình trứng đã được thụ tinh làm tổ ở tử cung có thể gây tổn thương lớp nội mạc, gây chảy máu. Triệu chứng này được gọi là máu báo thai.

Ngoài máu báo thai, chị em có thể phát hiện sớm mang thai nhờ một số dấu hiệu như: đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, đau vú, mệt mỏi, dễ buồn ngủ, co thắt tử cung… Do đó, chị em hãy cân nhắc thử thai nếu thấy ra huyết trắng kèm máu.

Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai bao gồm sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc khẩn cấp, cấy que cấy tránh thai, đặt vòng, sử dụng miếng dán tránh thai… đều có thể dẫn tới tình trạng ra huyết trắng có lẫn sợi máu. Điều này được chuyên gia lý giải là do sự rối loạn nội tiết do các biện pháp tránh thai gây nên.

Các biện pháp tránh thai có thể gây chảy máu âm đạo bất thường
Các biện pháp tránh thai có thể gây chảy máu âm đạo bất thường

Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện trong một vài tháng đầu tiên sử dụng biện pháp tránh thai. Nếu dấu hiệu ra huyết trắng kèm máu kéo dài liên tục nhiều tháng, chị em nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi phương pháp tránh thai phù hợp hơn.

Dấu hiệu sinh non, sảy thai

Huyết trắng có lẫn máu cũng có thể xuất hiện khi sảy thai. Tình trạng này thường xuất hiện cùng các dấu hiệu khác như:

  • Đau quặn vùng bụng dưới, tăng co thắt tử cung
  • Chuột rút
  • Chóng mặt, ngất xỉu

Huyết trắng có lẫn ít máu do tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi hết kinh của nữ giới, thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 – 55 tuổi. Huyết trắng có lẫn ít máu là một triệu chứng đặc trưng của giai đoạn khủng hoảng này do nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể. Bên cạnh đó, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh còn xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Nóng bừng, bốc hỏa
  • Mất ngủ, giảm ham muốn tình dục
  • Dễ cáu kỉnh, khó tập trung, thay đổi tâm trạng
  • Khô âm đạo, tiểu không kiểm soát

Mang thai ngoài tử cung

Nếu huyết trắng có máu trong giai đoạn mang thai, chị em cần cảnh giác với trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng trứng đã thụ tinh tự làm tổ trong ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung.

Huyết trắng có lẫn ít máu có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Huyết trắng có lẫn ít máu có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Bên cạnh tình trạng trong huyết trắng có máu, khi mang thai ngoài tử cung, chị em còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Đau bụng dưới, đau vùng chậu, cổ, vai, thắt lưng
  • Tăng áp lực trực tràng
  • Chóng mặt, ngất xỉu

Huyết trắng có máu do nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh lý khối u đường sinh dục… cũng có thể gây ra hiện tượng huyết trắng có lẫn ít máu. Ngoài sự thay đổi khí hư, các bệnh lý này còn gây ra những triệu chứng khác như vùng kín hôi ngứa, khó tiểu tiện, đau buốt khi quan hệ…. Nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý đường sinh dục, chị em cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA TƯ VẤN BỆNH “KÍN”

Ra huyết trắng có lẫn ít máu là bệnh gì? Có phải là ung thư không?

Nếu chị em gặp phải tình trạng ra huyết trắng có lẫn ít máu không phải do các nguyên nhân rối loạn nội tiết nêu trên thì đây  có thể  là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa, sinh dục, bao gồm cả ung thư cổ tử cung. Một số bệnh lý phổ biến có thể gây ra huyết trắng có máu được chuyên gia chỉ ra gồm:

Huyết trắng có lẫn sợi máu do viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý nhiễm khuẩn vùng kín phổ biến, gặp ở đa số chị em đã từng quan hệ tình dục. Bệnh gây ra bởi các tác nhân như nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

Khi bị viêm âm đạo, vùng kín có thể tiết ra khí hư màu trắng đục như bã đậu hoặc màu vàng xanh đặc quánh, bám nhiều ở đáy quần lót. Chị em mắc bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi, đau rát khi quan hệ tình dục, khi đi tiểu….

STDs – Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

STDs (sexually transmitted diseases) là những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, u mềm lây… STDs có thể gây một số triệu chứng phổ biến như ra huyết trắng có lẫn ít máu, tiểu buốt, tiểu ra máu, xuất hiện mụn nhọt ở vùng kín…

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến gây huyết trắng có máu
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến gây huyết trắng có máu

STDs có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể nữ giới, đặc biệt là khả năng mang thai, làm mẹ. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị dứt điểm.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung

Các bệnh viêm nhiễm tổ chức, mô mềm ở tử cung, cổ tử cung như viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, polyp tử cung… có thể gây chảy máu vùng kín. Máu ra cùng huyết trắng có màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh. Ngoài ra, chị em mắc phải các bệnh lý này còn gặp một số triệu chứng điển hình như đau vùng bụng dưới, tiểu khó, đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục…

Ra huyết trắng có lẫn ít máu do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý do sự di chuyển lạc chỗ của nội mạc tử cung đến nơi khác ngoài buồng trứng. Chúng có thể di chuyển ra ngoài buồng trứng đến mạng bụng, thành ruột, thận phổi gây ra những cơn đau và chảy máu.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung bao gồm đau bụng dưới, kinh nguyệt ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt, huyết trắng có lẫn một ít máu, đầy hơi, buồn nôn, đi tiểu đau, rối loạn tiêu hóa, đau khi quan hệ…

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang gây rối loạn nội tiết, khiến kinh nguyệt không đều và không thường xuyên. Một số chị em có thể xuất hiện huyết trắng có lẫn sợi máu do lớp nội mạc tử cung bong bất thường với số lượng ít.

Hội chứng buồng trứng đa nang gặp ở nhiều chị em
Hội chứng buồng trứng đa nang gặp ở nhiều chị em

Triệu chứng khác của bệnh như mụn đỏ ở cằm, sạm da, nám da, tóc mỏng dễ rụng, tăng cân…

Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và nội mạc tử cung

Ra huyết trắng có máu có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung, tuy nhiên triệu chứng này không phổ biến. Một số người bệnh chỉ gặp phải tình trạng khí hư ra nhiều hoặc chuyển sang màu vàng, không gây ngứa. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau âm ỉ đến đau quặn từng cơn ở bụng dưới nếu ung thư cổ tử cung đã diễn tiến nặng.

ĐỪNG ĐỂ HUYẾT TRẮNG TIẾN TRIỂN NẶNG

[mrec_form id=”9445″]

Cách chữa huyết trắng có lẫn ít máu

Nếu nguyên nhân huyết trắng có lẫn máu do chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết… thì chị em không cần quá lo lắng. Thay vào đó có thể tìm cách khắc phục, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, bổ sung các thực phẩm có lợi, thay đổi biện pháp tránh thai an toàn, nghỉ ngơi hợp lý… Nếu xuất hiện máu trong huyết trắng trong thời kỳ mang thai hoặc nghi ngờ có thai, cách tốt nhất là chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám an toàn.

Điều đáng lo ngại là phần lớn các trường hợp huyết trắng có lẫn sợi máu là do các bệnh lý đường sinh dục. Lúc này, chị em cần chủ động theo dõi, thăm khám phụ khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em các biện pháp điều trị phù hợp dưới đây:

Điều trị ra huyết trắng có lẫn ít máu bằng mẹo dân giam

Một số thảo dược có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm phù hợp với các trường hợp như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm tử cung mức độ nhẹ. Chị em có thể tham khảo:

  • Bài thuốc từ lá trầu không: Sử dụng nước lá trầu không đã đun sôi pha loãng cùng một ít muối hạt để vệ sinh vùng kín 3 – 4 lần/tuần.
  • Bài thuốc từ lá trà xanh: Dùng 1 nắm lá trà xanh đun sôi với nước trong khoảng 10 phút rồi tiến hành xông vùng kín ở khoảng cách phù hợp.
  • Bài thuốc từ nha đam: Sơ chế phần thịt nha đam rồi cho vào máy xay cùng với mật ong và nước lọc. Uống 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.

THAM KHẢO: Hướng dẫn chi tiết cách chữa huyết trắng bằng đậu bắp

Nha đam giúp cải thiện tình trạng khô, chảy máu âm đạo
Nha đam giúp cải thiện tình trạng khô, chảy máu âm đạo

Các mẹo dân gian được đúc rút từ kinh nghiệm dân gian, hiệu quả chưa được kiểm chứng. Do vậy, chị em chỉ nên sử dụng như biện pháp hỗ trợ, thích hợp với các trường hợp nhẹ. Nếu biểu hiện bệnh nặng, chị em cần thăm khám và điều trị theo chuyên khoa phụ.

Điều trị ra huyết trắng có lẫn máu bằng thuốc tây

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc  trị huyết trắng sau:

  • Thuốc kháng sinh: Cefixime, Ciprofloxacin, Metronidazol…
  • Thuốc chống nấm: Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol…
  • Thuốc cầm máu: Acid tranexamic

Những trường nặng, điều trị bằng thuốc không hiệu quả, chị em có thể được chỉ định các biện pháp điều trị ngoại khoa như đốt điện, cắt leep, laser, oxygen O3… Tuy nhiên, cần lưu ý các biện pháp điều trị bằng tây y thường gây ra một số tác dụng phụ như nổi mụn, phát ban, viêm gan… Phẫu thuật có thể gây chảy máu kéo dài hoặc sẹo tử cung, cản trở việc mang thai. Do vậy, chị em cần thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn điều trị.

Trị ra huyết trắng có lẫn ít máu bằng thuốc đông y

Ngoài hai phương pháp trên, chị em có thể tìm đến các bệnh viện, trung tâm phụ khoa đông y. Hiện nay đây là phương pháp điều trị được nhiều chị em lựa chọn, đặc biệt là bài thuốc Phụ khang tán do có nhiều ưu điểm như ít tác dụng phụ, hiệu quả tận gốc, ít tái phát, cải thiện nội tiết tốt….

Thuốc đông y được điều chỉnh theo thể trạng và bệnh lý của từng người
Thuốc đông y được điều chỉnh theo thể trạng và bệnh lý của từng người

Bài thuốc sử dụng hoàn toàn thảo dược theo tiêu chuẩn GACP – WHO, được nghiên cứu kỹ lưỡng về tính an toàn, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt, nhờ kế thừa bí quyết chữa bệnh đới hạ của các Thái y triều Nguyễn dành cho phi tần, hoàng hậu, bài thuốc mang lại hiệu quả vượt trội: cải thiện tình trạng huyết trắng, loại bỏ tận gốc nguyên nhân bên trong, cân bằng âm dương, điều hòa nội tiết, ổn định can tỳ, nâng cao khả năng phòng bệnh, ngừa tái phát viêm nhiễm phụ khoa…

Khi điều trị huyết trắng có lẫn ít máu bằng thuốc đông y, chị em cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của chuyên gia. Bởi thuốc đông y cần thời gian để hấp thu, nên mỗi liệu trình điều trị thường kéo dài từ 2 – 8 tuần tùy thuộc vào mức độ bệnh.

TÌM HIỂU NGAY: Bệnh nhân mắc khí hư nói gì sau khi sử dụng Phụ Khang Tán?

Chăm sóc vùng kín khi bị ra huyết trắng có máu

Với tình trạng huyết trắng bất thường này, chuyên gia khuyên chị em nên thực hiện một số điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ (không thụt rửa âm đạo), sử dụng dung dịch vệ sinh có pH phù hợp
  • Nên thay quần lót thường xuyên để ngăn ngừa ẩm ướt dẫn tới viêm nhiễm vùng kín
  • Nếu sử dụng băng vệ sinh hằng ngày cần thay mới ít nhất 4 tiếng/lần.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, uống nhiều nước, ăn đồ mát, tăng cường hoa quả tươi và hạn chế đồ cay nóng.
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi vùng kín xuất hiện các dấu hiệu lạ như sưng, nổi mụn, ra máu nhiều…

Tình trạng ra huyết trắng có lẫn ít máu không hiếm gặp ở nữ giới. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân do kinh nguyệt hoặc dùng thuốc nội tiết thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa. Chị em nên tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm ngay từ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

duong-yen

administrator
Miss Dương Yến tốt nghiệp trường Học viên Báo chí và Tuyên truyền, từng có kinh nghiệm nhiều năm làm phóng viên, biên tập viên trong ngành báo chí về lĩnh vực sức khỏe. Bắt đầu tham gia và triển khai những nội của site trungtamphukhoadongy.com từ những ngày đầu, am hiểu rất kĩ các kiến thức khoa học về các bệnh lý, thông tin sức khỏe, đặc biệt là dược phẩm và có nhiều nguồn tin uy tín, chất lượng từ các bệnh viện, tài liệu nghiên cứu.
Về tác giả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *