Rong Kinh Sau Đặt Vòng Cần Làm Gì? Khi Nào Cần Đi Khám?
Rong kinh sau đặt vòng là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi lựa chọn phương pháp đặt vòng tránh thai. Nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ về biến chứng này và cách xử lý phù hợp. Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để hiểu chi tiết và chủ động xử lý khi mắc rong kinh do đặt vòng tránh thai.
Nguyên nhân gây hiện tượng rong kinh sau đặt vòng
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ chỉ kéo dài tối đa 7 ngày (dao động từ 3 – 7 ngày), với lượng máu mất đi khoảng 50 – 80ml. Tuy nhiên, tùy tình trạng cơ thể, sức khỏe mà lượng máu có thể bị mất nhiều hơn hay xảy ra hiện tượng kỳ kinh kéo dài quá 7 ngày, được gọi là rong kinh.
Theo thống kê từ các khảo sát ở phụ nữ đặt vòng, khoảng 20% trường hợp xuất hiện rong kinh sau đặt vòng. Vì vậy, chị em không cần lo lắng khi thấy tác dụng phụ này, mà cần hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp cải thiện và phòng ngừa tình trạng rong kinh hiệu quả. Rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai thường xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu dưới dây.
- Cổ tử cung chưa thích ứng được với sự xuất hiện của vòng tránh thai, một vật thể lạ được đưa vào cơ thể. Vòng tránh thai chèn ép màng tử cung, khiến thành huyết quản bị buộc phải mở rộng, bào mòn nên dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài, mất nhiều máu hơn bình thường.
- Sau khi đặt vòng, độ dày của nội mạc tử cung phụ nữ tăng lên cũng khiến lượng máu bị mất mỗi kỳ kinh nguyệt nhiều hơn.
- Sự xuất hiện của vật thể lạ trong cơ thể làm rối loạn nội tiết tố, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh sau thời gian vừa đặt vòng.
- Kỹ thuật đặt vòng không chuẩn, vị trí đặt bị sai lệch cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng rong kinh, đau bụng dữ dội hơn khi đến ngày “đèn đỏ”.
- Cổ tử cung bị tổn thương do cọ xát vào vòng tránh thai khi vòng này vô tình lệch vị trí đặt ban đầu, đi sâu vào âm đạo. Nếu rong kinh xuất phát từ nguyên nhân này thì thường đi kèm với hiện tượng đau bụng.
- Phản ứng bài xích của cơ thể với vật thể lạ, một số chị em có cơ địa dị ứng, không thích hợp với phương pháp đặt vòng.
- Quan hệ tình dục ngay sau khi đặt vòng khiến tử cung co bóp mạnh, xô lệch vị trí của vòng tránh thai và làm tổn thương niêm mạc.
- Fibrinogen được hình thành sau khi đặt vòng tránh thai vào cơ thể, tăng sự xuất hiện của các cục máu đông và xuất huyết nhiều hơn.
Rong kinh sau đặt vòng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Khi nào cần đi khám?
Sau khi đặt vòng, nhiều chị em thường rất lo lắng khi thấy có hiện tượng rong kinh, không biết rong kinh sau đặt vòng có nguy hiểm sức khỏe? Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này thông thường sẽ tự hết sau một thời gian và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, rong kinh kéo dài có thể gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.
- Thiếu máu: Kỳ kinh kéo dài tất yếu dẫn đến việc cơ thể bị mất nhiều máu liên tục. Về cơ bản, thiếu máu sẽ chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, giảm đường huyết, tụt huyết áp, suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung… Nhưng ở những trường hợp có tiền sử rối loạn đông máu hoặc cơ thể suy nhược, rong kinh có thể gây nguy hiểm nếu không kịp thời cầm máu.
- Rối loạn chu kỳ rụng trứng: Lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương do việc đặt vòng sai cách gây rong kinh và ngăn cản việc làm tổ của trứng. Điều này khiến chị em không thể biết chính xác chu kỳ trứng rụng, kì kinh nguyệt. Thậm chí về lâu dài có thể gây vô sinh, khó thụ thai ngay cả khi đã tháo vòng tránh thai.
- Tăng nguy cơ bệnh phụ khoa: Chảy nhiều máu, kỳ kinh kéo dài sẽ kéo theo thời gian chị em phải đóng băng vệ sinh lâu hơn. Vùng âm đạo thường xuyên ở trong tình trạng bí, không vệ sinh sạch sẽ là môi trường phát triển thuận lợi của các loại vi khuẩn, từ đó tăng nguy cơ gây viêm nhiễm niêm mạc âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm lộ tuyến… Các bệnh phụ khoa này nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh.
Làm thế nào khi bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai
Sau một thời gian thích ứng, thông thường, tình trạng rong kinh sau đặt vòng tránh thai sẽ được cải thiện và tự biến mất. Nhưng chị em không nên quá chủ quan, cần chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục dưới đây.
- Ổn định tâm trạng, tránh căng thẳng, stress quá mức là việc cần làm trước tiên. Bởi đây cũng là một trong các nguyên nhân làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài kỳ kinh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để chăm sóc cơ thể sau khi đặt vòng, tăng cường các thực phẩm bổ máu như thịt bò, củ dền, rau dền…
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế hoạt động mạnh ngay sau khi vừa đặt vòng để tránh hiện tượng sai lệch vị trí vòng tránh thai.
- Áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng rong kinh, hàn thấp như sử dụng nước ngải cứu, bột quế, lá huyết dụ…
ĐỪNG BỎ QUA: Bệnh nhân rong kinh nên ăn gì kiêng gì để cầm máu nhanh hơn?
Trong trường hợp việc rong kinh kéo dài, không thể tự biến mất sau khoảng 3 tháng mà còn có dấu hiệu nặng hơn (chảy nhiều máu, mất máu thời gian dài, đau bụng) thì chị em cần thăm khám tại cơ sở y tế. Bởi lúc này, rong kinh có thể xuất phát từ nguyên nhân đặt vòng sai cách, dị ứng vòng tránh thai hoặc lạc vị trí vòng tránh thai…
Qua siêu âm chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây rong kinh, từ đó có phương pháp khắc phục phù hợp (đặt lại vòng hoặc sử dụng phương pháp tránh thai khác).
Đối với những chị em rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai có yếu tố tác động do rối loạn nội tiết hoặc mắc các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, bệnh lý lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa…. thì có thể điều trị TỰ NHIÊN bằng thuốc PHỤ KHANG TÁN của Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam. Bài thuốc này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh được hiệu quả qua kiểm nghiệm lâm sàng năm 2013.
Bài thuốc Phụ Khang Tán có khả năng vừa có tác dụng điều trị rong kinh từ căn nguyên vừa loại trừ nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Bởi vì bài thuốc kết hợp hơn 20 vị thảo dược theo nguyên tắc BỔ CHÍNH – KHU TÀ.
- Bổ chính: Sử dụng các thảo dược bổ huyết giúp điều hòa nội tiết tố, từ đó nâng cao chức năng các cơ quan nội tạng và các bộ phận sinh sản. Từ đó giúp nội mạc tử cung phát triển bình thường, tiêu trừ các tế bào nội mạc đi lạc và thu nhỏ các khối u xơ. Nhờ vậy kinh nguyệt được điều tiết lại trạng thái bình thường, giảm đau bụng kinh.
- Khu tà: Tập trung tiêu viêm nhiễm, kháng khuẩn, kháng nấm và duy trì pH âm đạo ở mức ổn định. Từ đó giúp loại trừ các nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa đã mắc trước đó hoặc khởi phát do rong kinh, lạc nội mạc tử cung kéo dài…
Đặc biệt Phụ Khang Tán được ứng dụng theo phác đồ 3 tác động: Cầm máu, tiêu viêm – loại trừ căn nguyên rong kinh bên trong cơ thể – điều dưỡng cơ thể, nâng cao đề kháng, ngăn ngừa tái phát. Đồng thời, phác đồ được kê đơn dựa trên những chẩn đoán đánh giá từ y học hiện đại như: siêu âm ổ bụng, nội soi cơ quan sinh dục, test nội tiết… Từ đó xác định chính xác căn nguyên gây rong kinh và đưa ra phác đồ thuốc Phụ Khang Tán phù hợp.
THAM KHẢO NGAY: Mẹ 9x tâm sự cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh 2 năm chỉ sau 3 tháng
Bệnh nhân đang phải chịu đựng RONG KINH có thể liên hệ ngay để được chuyên gia của Trung tâm Phụ Khoa Đông y tư vấn thêm về bài thuốc PHỤ KHANG TÁN:
Lưu ý khi đặt vòng tránh thai, phòng ngừa rong kinh
Khi áp dụng phương pháp tránh thai bằng cách đặt vòng, để ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn, chị em nên lưu ý những điều sau đây.
- Lựa chọn cơ sở uy tín để đặt vòng, đảm bảo đặt vòng đúng kỹ thuật, tránh gây tổn thương tới tử cung. Chị em nên thăm khám trước khi quyết định đặt vòng và chọn các bệnh viện lớn, đầy đủ cơ sở vật chất.
- Chủ động nắm chắc kiến thức về kinh nguyệt, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân để biết khi nào bị rong kinh, kịp thời phát hiện bệnh từ sớm. Nếu thấy tình trạng rong kinh ngày càng nặng, kéo dài quá 3 tháng thì cần kịp thời thăm khám.
- Sau khi lựa chọn phương pháp tránh thai bằng cách đặt vòng, dù có rong kinh sau đặt vòng hay không thì chị em cũng cần theo dõi sự biến đổi của cơ thể. Từ đó kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, theo dõi và đi khám sớm.
- Một tuần đầu sau đặt vòng nên hạn chế các hoạt động mạnh, mang vác vật nặng hay hoạt động thể dục thể thao quá sức. Kiêng quan hệ tình dục sau khi vừa đặt vòng để tránh hiện tượng vòng bị đi lệch hoặc đi sâu vào âm đạo, tổn thương tử cung.
- Trong những ngày “đèn đỏ”, phải đóng băng vệ sinh, chị em cần lưu ý thời gian thay băng và cách vệ sinh mỗi lần thay. Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh vùng kín, chị em nên làm sạch quần chíp, thay quần mới theo chu kì khoảng 3 tháng/ lần và dùng vải chất liệu thông thoáng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học trong những kì kinh, bổ sung thực phẩm bổ máu, giàu sắt và vitamin. Đồng thời, chị em cũng nên hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ và có chứa các chất kích thích.
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh áp lực thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín nhằm phát hiện sớm bệnh, kịp thời điều trị, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Nhìn chung, đặt vòng là phương pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, để tránh rong kinh sau đặt vòng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản, bạn cần lựa chọn địa chỉ y tế uy tín và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!