Viêm phần phụ mãn tính: Nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh hiệu quả

Viêm phần phụ mãn tính là giai đoạn nghiêm trọng, tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở các cơ quan sinh sản dai dẳng và dễ tái phát hơn. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể phát triển nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh viêm phần mãn nên điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Viêm phần phụ mãn tính là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm phần phụ mãn tính tình trạng những đợt viêm nhiễm bùng phát tại vòi trứng, buồng trứng cùng hệ thống dây chằng nâng đỡ buồng trứng diễn ra nhiều lần, với thời gian viêm dai dẳng.. Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng thường xuất hiện với mức độ nặng hơn, thường lặp lại và khó chữa dứt điểm.  

Thông thường, viêm phần phụ mãn xảy ra sau nhiều đợt viêm cấp tính sau khi sinh, sảy thai, thực hiện các can thiệp nạo hút, đặt vòng, tháo vòng không đảm bảo mà không được chữa trị triệt để. 

Viêm phần phụ mãn tính dai dẳng, tái phát thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Viêm phần phụ mãn tính dai dẳng, tái phát thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Theo bác sĩ Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam),  Viêm phần phụ mãn tính gây ra các cơn đau lại thường xuyên và nhức nhối khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Nếu không chữa trị hiệu quả, nguy cơ bệnh nhân gặp biến chứng sẽ tăng cao. Những biến chứng mà tình trạng này có thể gây ra là:

  • Áp xe phần phụ: Đây là tình trạng khối viêm nhiễm tại phần phụ lan tới các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang. Áp xe phần phụ gây sốt, đau vùng chậu mãn, thay đổi thói quen đi tiêu,… nếu không được điều trị kịp thời, áp xe phần phụ có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, thậm chí là vỡ áp xe, gây đe dọa tính mạng. 
  • Gây viêm tấy lan tỏa đáy chậu: Đây là biến chứng thường thấy ở những bệnh nhân viêm phần phụ. Viêm nhiễm phần phụ tạo ra ổ áp xe dưới phúc mạc, hoặc lan cao hơn tới các dây chằng rộng phía dưới, hướng tới tầng sinh môn. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần phẫu thuật để loại bỏ ổ mủ. 
  • Viêm phúc mạc đáy chậu: Là tình trạng các cơ quan khu vực đáy chậu, nhất là mạc nối lớn, đại tràng sigma, quai ruột non… cũng sẽ bị nhiễm trùng. Bệnh nhân gặp biến chứng này thường có các triệu chứng như co cứng thành bụng, đau âm đạo – trực tràng, hạ vị có khối dính….
  • Viêm phúc mạc toàn thể: Là tình trạng viêm nhiễm ở phần phụ lan rộng khỏi hố chậu khiến bệnh nhân sốt cao, nhiễm độc…
  • Vô sinh, hiếm muộn: Viêm phần phụ kéo dài có thể khiến ống dẫn trứng bị chít hẹp, co cứng, gấp khúc. Điều này có thể gây ra tình trạng thai ngoài tử cung do noãn không về được đến buồng tử cung. Nếu ống dẫn trứng bị tắc hoàn toàn do viêm nhiễm, người bệnh có thể bị vô sinh. 

Vì vậy khi mắc viêm phần phụ người bệnh không nên chủ quan. Chị em cần nắm rõ các nguyên nhân và triệu chứng bệnh để hỗ trợ việc chữa trị và phòng ngừa biến chứng thật hiệu quả. 

Nguyên nhân gây viêm phần phụ mãn là gì?

Theo các chuyên gia y tế, viêm phần phụ mạn do các vi khuẩn như Neisseria gonorrhoeae (Gonococcus), Mycoplasma hominis (M.hominis), tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… sinh sôi, phát triển tại vùng kín và các cơ quan sinh sản, gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Viêm phần phụ mãn do nhiều nguyên nhân gây ra
Viêm phần phụ mãn do nhiều nguyên nhân gây ra

Các tác nhân này bùng phát mạnh là do một số nguyên nhân như:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi: Các chuyên gia chỉ ra rằng đa phần trường hợp viêm phần phụ kéo dài, khó điều trị là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phổ biến nhất là bệnh lậu (40%).
  • Viêm nhiễm ngược từ bộ phận khác: Viêm phần phụ có thể xuất phát từ viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Bởi các vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh từ các bộ phận sinh dục khác có thể lộn ngược dòng rồi lây sang các vùng xung quanh ống dẫn trứng, buồng trứng,… từ đó gây ra tình trạng viêm phần phụ. 
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thụt rửa, lạm dụng dung dịch vệ sinh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm,… tấn công, xâm nhập và gây ra viêm phần phụ mạn. 
  • Do sinh nở nhiều, phá thai: Việc sinh nở nhiều lần hoặc phá thai không an toàn có thể khiến âm đạo, phần phụ bị tổn thương, viêm nhiễm.
  • Ngồi lâu, lười vận động: Những người ít vận động, ngồi lâu có thể khiến phần dưới tê, máu lưu thông kém, làm giảm chức năng thải độc của âm đạo, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Mặc đồ bó: Mặc đồ bó sát trong thời gian dài khiến âm đạo khó chịu, dễ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập gây ra viêm nhiễm.

Nếu đang có các thói quen sinh hoạt này, bạn cần bỏ ngay để tránh nguy cơ viêm nhiễm. 

Triệu chứng viêm phần phụ mãn tính dễ nhận biết nhất

Nhìn chung triệu chứng viêm phần phụ mãn khá tương đồng với viêm phần phụ cấp. Tuy nhiên ở giai đoạn mãn tính, viêm phần phụ thường có triệu chứng nặng nề hơn. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình dưới đây để nhận biết sớm:

  • Đau bụng dưới, đau cơ quan sinh dục: Cảm giác đau ở bụng dưới, đau rát cơ quan sinh dục thường cảnh báo viêm phần phụ mức độ nặng. Triệu chứng trở nên khó chịu hơn khi quan hệ, đại tiêu tiện hoặc vào ngày hành kinh. Một số trường hợp có thể bị đau lưng, cơn đau lan xuống đùi, có cảm giác buồn nôn. Khi ấn vào vùng hạ vị có cảm giác đau rõ rệt. 
  • Khí hư bất thường: Khí hư ra nhiều,  mùi hôi khó chịu, màu sắc thay đổi, chuyển màu mủ hoặc lẫn máu. . 
  • Thời gian hành kinh có thể kéo dài bất thường, người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu lạ trong chu kỳ. 
  • Bụng dưới có cảm giác to hơn bình thường

Nếu thấy các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được chẩn đoán chính xác, tránh để bệnh chuyển biến, gây nguy hiểm cho sức khỏe. .  

Viêm phần phụ nên điều trị như thế nào?

Viêm phần phụ mãn tính là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nên cần lựa chọn liệu trình phù hợp với tình trạng và cơ địa của mỗi người bệnh. Nguyên tắc để điều trị gồm loại bỏ viêm nhiễm, phục hồi tổn thương, cải thiện hệ miễn dịch và hệ nội tiết. Chị em có thể được điều trị theo một trong số các cách như sau:

Tây y chữa viêm phần phụ

Với cách chữa viêm phần phụ bằng phương pháp Tây y, người bệnh có thể được kê đơn thuốc hoặc áp dụng biện pháp ngoại khoa nếu cần. 

Điều trị nội khoa

Người bệnh được kê đơn các loại kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để đẩy lùi triệu chứng do viêm phần phụ. Một số loại thuốc thường được kê đơn cho các trường hợp viêm phần phụ mãn có thể gồm:

  • Thuốc kháng Chlamydia: Phổ biến là Azithromycin và Doxycycline. 
  • Kháng sinh kháng lậu cầu:  Spectinomycin 2, Ceftriaxone 250mg và Cefotaxime (1g) tiêm bắp..
  • Thuốc kháng các loại vi khuẩn khác (vi khuẩn kị khí, ái khí): Phổ biến nhất là nhóm kháng sinh Metronidazol.

Bên cạnh đó bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng viêm, thuốc điều hòa nội tiết, ổn định chu kỳ kinh nguyệt và thuốc giảm đau trong phác đồ chữa trị viêm phần phụ cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào tình trạng từng người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp
Tùy thuộc vào tình trạng từng người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp

Khi sử dụng thuốc Tây chữa bệnh, nhất là các trường hợp dùng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng hay ngừng dùng khi chưa hỏi ý kiến chuyên gia. Nguyên nhân là bởi những loại thuốc này có thể đi kèm với các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu dùng sai, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm chuyển biến xấu, thậm chí nặng hơn.

Điều trị ngoại khoa 

Với một số trường hợp viêm phần phụ mãn không đáp ứng với thuốc, người bệnh có thể được điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa. Cụ thể, các bác sĩ có thể áp dụng các thủ thuật như: đốt, dùng sóng cao tần can thiệp vào khu vực viêm nhiễm. 

Các biện pháp điều trị viêm phần phụ ngoại khoa không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, chị em cần tìm hiểu kỹ các biện pháp này, tham khảo tư vấn bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

XEM THÊM: Kinh nghiệm chữa viêm phần phụ lâu năm không cần phẫu thuật của cô giáo trẻ

Cách chữa viêm phần phụ mãn tính tại nhà bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có nhiều biện pháp điều trị viêm phần phụ. Những phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên, cách làm đơn giản, an toàn, lành tính nên được nhiều người áp dụng, tiêu biểu như:

  • Dùng tỏi: Chị em sử dụng 3-4 tép tỏi, ăn sống hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày. Bởi tỏi là nguyên liệu chứa lượng lớn allicin, một kháng sinh tự nhiên có thể giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. 
  • Dùng ngải cứu: Ngải cứu là vị thảo dược quen thuộc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh phụ khoa trong đó có viêm phần phụ. Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu khô hoặc tươi, đun sôi với nước. Dùng nước ngải cứu xông hơi và vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. 
  • Dùng lá húng quế: Với lá húng quế, chị em có thể chuẩn bị một nắm lá tươi, rửa sạch, đun sôi với nước. Dùng nước lá húng quế xông hơi khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần, liên tục trong 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹo dân gian khá phổ biến trong việc điều trị viêm phần phụ. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị mà không phải là giải pháp chữa dứt điểm, nhất là khi bệnh đã ở giai đoạn mãn tính. Các trường hợp viêm nhiễm nặng, chỉ áp dụng các biện pháp này sẽ không giúp hết bệnh. Do đó, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp trước khi áp dụng. 

Chữa viêm phần phụ bằng Đông y

Chữa viêm phần phụ mãn bằng Đông y cũng là giải pháp được các chuyên gia và người bệnh đánh giá cao bởi tính an toàn, hiệu quả và khả năng ngăn ngừa tái phát. Theo quan điểm của Đông y, viêm phần phụ mãn hay đới hạ, thuộc chứng trung hà, nguyên nhân là do khí huyết bất túc, thấp ứ nhật kết hay khí trệ, hàn ngưng mà thành. 

Chữa viêm phần phụ bằng Đông y là giải pháp được đánh giá cao
Chữa viêm phần phụ bằng Đông y là giải pháp được đánh giá cao

Dựa vào từng thể bệnh, Đông y lại có các cách kết hợp thảo dược nhằm thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ, trừ thấp, tán hàn. Một số bài thuốc Đông y chữa viêm phần phụ phổ biến phải kể tới:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị như nga truật, đào nhân, tâm lăng, đan sâm, xích thược, ý dĩ, huyền hồ.
  • Bài thuốc 2: Dùng kim ngân hoa, liên kiều, đan bì, chi tử, xuyên luyện, xích thược. 

Tùy thuộc vào từng trường hợp, tỷ lệ thuốc sẽ được kết hợp sao cho phù hợp. Thuốc Đông y chữa căn nguyên bệnh chứ không chỉ giải quyết triệu chứng, vì thế, nó được đánh giá là giải pháp an toàn, cho hiệu quả tối ưu. Với những bệnh nhân mãn tính, thuốc Đông y có thể điều dưỡng cơ thể rất tốt, giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại viêm nhiễm và các tác nhân gây viêm. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tìm tới các đơn vị khám chữa bằng YHCT uy tín, tin cậy. 

ĐỪNG BỎ LỠ: Bí quyết chấm dứt viêm phần phụ mãn tính từ Thượng dược tiến Cung Phi Triều Nguyễn

Biện pháp phòng tránh viêm phần phụ hiệu quả cao

Viêm phần phụ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với chị em, là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Do đó, chị em cũng cần chú ý cách phòng tránh bệnh. Một số biện pháp giúp bạn phòng bệnh phải kể tới: 

  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan. Những người thường xuyên làm việc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn cần chú ý hơn. 
  • Nếu được chẩn đoán viêm nhiễm cơ quan sinh dục, cần điều trị dứt điểm từ sớm. Không để lâu bởi vi khuẩn, nấm,… có thể sinh sôi, lan rộng tới các bộ phận lân cận. 
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, sử dụng các biện pháp phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. 
  • Nếu thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, cần đảm bảo các biện pháp vô trùng. 
  • Có kế hoạch sinh đẻ phù hợp, tránh nạo phá thai.
  • Chăm sóc vùng kín và cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là trong chu kỳ, trước và sau quan hệ. 

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm phần phụ mãn tính. Hy vọng với những thông tin này chị em sẽ hiểu thêm về bệnh và có giải pháp phòng, điều trị bệnh hiệu quả. Các bệnh lý phụ khoa thường nguy hiểm với sức khỏe, do đó, chị em không nên chủ quan, khi gặp các triệu chứng của bệnh, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp. 

THÔNG TIN NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 – 10

Cuộc thi: Trao gửi lời thương đến người phụ nữ bạn trân quý

Khuyến Mãi VÀNG Tuần Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Vẹn Toàn Vu Lan – Tặng Cha Mẹ Quà Sức Khỏe

Bị khí hư bệnh lý có thai được không? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư ra nhiều có sao không, có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào?

Bị huyết trắng có thai được không? Có thai có ra huyết trắng không?

Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Nên xử lý ra sao?

TUẦN VÀNG KHUYẾN MÃI: Chào Mừng Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06

Chuyên gia giải đáp: Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nữ giới bị viêm phụ khoa có thai được không?