Đừng Chủ Quan Với Chứng Lạc Nội Mạc Tử Cung Thành Bụng
Lạc nội mạc tử cung thành bụng tuy không thường gặp tuy nhiên gây ra rất nhiều phiền toái cho chị em. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn có nguy cơ xâm lấn đe dọa đến các cơ quan trong ổ bụng. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về bệnh cũng như giải pháp điều trị phù hợp.
Lạc nội mạc tử cung thành bụng là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Lạc nội mạc tử cung thành bụng là hiện tượng các mô nội mạc lót bên trong tử cung phát triển và xâm lấn ra ngoài thành bụng. Bệnh lý này khá hiếm gặp, thường chỉ xảy ra ở những đối tượng nữ giới đã từng trải qua phẫu thuật mổ lấy thai, phẫu thuật vùng chậu,… Một số thống kê y tế chỉ ra rằng tình trạng lạc nội mạc tử cung này chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 0.03% đến 0.15% ở phụ nữ sinh mổ.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung thành bụng hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Dưới đây là một số những giả thiết của các chuyên gia cho vấn đề này:
- Do dòng chảy của các mạch máu trong cơ thể nuôi mô nội mạc tử cung: Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây bệnh là bởi bất thường trong dòng chảy của các mạch máu nuôi mô nội mạc. Các dòng chảy này hướng về phía buồng trứng hoặc khung xương chậu, khu vực thành bụng thay vì chảy vào niêm mạc trong tử cung nên khiến mô nội mạc phát triển ở những vị trí không đúng lẽ bình thường.
- Tế bào phôi thai phát triển bất thường: Để giải thích cho bệnh lạc nội mạc tử cung thành bụng ở nữ giới sau sinh mổ, nhiều giả thiết cho rằng nguyên do bởi chính các tế bào phôi thai lót phát triển trên thành khoang bụng.
- Hormone thay đổi, mất cân đối: Nếu nồng độ hormone estrogen bị biến đổi do nhiều yếu tố khác nhau như mang thai, tuổi tác, dùng thuốc,… có thể kích thích các mô nội mạc phát triển ra bên ngoài tử cung, trong đó có thành bụng.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình người bệnh có người từng bị lạc nội mạc tử cung ở thành bụng thì rất có thể sẽ có khả năng bệnh tự phát triển.
- Hệ thống miễn dịch gặp vấn đề: Khi chức năng của hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể sẽ ngăn cản cơ thể tiêu diệt các mô nội mạc nằm bên ngoài tử cung. Vì thế tạo điều kiện cho chúng phát triển ở thành bụng một cách mất kiểm soát.
Những triệu chứng điển hình của bệnh lạc nội mạc tử cung tại thành bụng
Khi bị lạc nội mạc tử cung thành bụng, người bệnh có thể sẽ gặp phải những biểu hiện phiền toái tiêu biểu dưới đây:
- Xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, đau vùng bụng dưới trong thời kỳ kinh nguyệt
- Cảm giác đau âm ỉ kéo dài ở khu vực thắt lưng, vùng hông và vùng chậu.
- Người bệnh sẽ gặp hiện tượng rong kinh kéo dài với lượng máu mất đi đáng kể.
- Xuất hiện các mô bất thường ở vùng bụng giống như khối u lành. Tuy nhiên người bệnh chỉ thấy được khi thực hiện xét nghiệm và kiểm tra chuyên sâu.
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, xanh xao, lao lực kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Có thể cảm thấy khó chịu vùng bụng dưới khi quan hệ tình dục.
- Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp một số bất thường tại đường ruột hoặc bàng quang như đi tiểu ra máu, phân lẫn máu, khó tiêu, táo bón, đầy hơi,…
Lạc nội mạc tử cung thành bụng có nguy hiểm hay không?
Lạc nội mạc tử cung tại thành bụng nếu để lâu không điều trị có thể phát triển tăng sinh và gây chảy máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Từ đó dẫn đến đau bụng kinh trầm trọng.
Bên cạnh đó, khi bị lạc nội mạc tử cung thành bụng kéo dài, sự phát triển của những tế bào sẽ kích thích cơ thể điều tiết dịch nhờn. Đây chính là môi trường thuận lợi thu hút các vi khuẩn, virus và nấm gây viêm ở thành bụng. Chính vì vậy, nữ giới không chỉ chịu đau đớn trong các kỳ kinh mà còn có nguy cơ bị viêm phúc mạc, viêm dính trong ổ bụng. Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Khi bị lạc nội mạc tử cung tại thành bụng, nhiều chị em vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên khi đó hầu hết cơ thể nữ giới đều bị giảm khả năng thụ thai bởi:
- Lớp niêm mạc tử cung không ổn định cho trứng làm tổ.
- Các nguy cơ viêm nhiễm làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng.
- Nội tiết tố bất thường,…
Chính vì vậy, nếu mắc phải tình trạng bệnh này, tốt nhất chị em không nên chủ quan mà cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị dứt điểm.
Phương pháp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung thành bụng có biểu hiện không rõ ràng, thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, viêm buồng trứng,…Vì thế, để xác định bệnh một cách chính xác, các bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như sau:
- Nội soi ổ bụng: Sau khi khám tổng quát và hỏi đáp những triệu chứng lâm sàng của bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện nội soi chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Bằng việc rạch một vết nhỏ trên bụng bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ cho thiết bị chuyên dụng vào cơ thể nhằm dò tìm vào và quan sát các mô tế bào “đi lạc” trên thành bụng.
- Siêu âm ổ bụng: Với những trường hợp các mô nội mạc có thể đã phát triển thành các khối u, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm để chẩn đoán bệnh. Siêu âm thường sử dụng các loại sóng âm hoặc sóng cao tần để chụp lại hình ảnh của ổ bụng người bệnh chính vì vậy sẽ khó xác định những phần mô lạc nội mạc nhẹ.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hiện đại, áp dụng công nghệ cao cho phép bác sĩ có được những đánh giá chuẩn xác nhất về mô thành bụng từ kích thước tới vị trí chính xác. Kết quả của chụp MRI hữu ích trong việc lập kế hoạch phẫu thuật tốt hơn.
Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung tại thành bụng
Điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng là việc cần thiết số 1 người bệnh cần phải thực hiện để hạn chế những đau đớn và thương tổn đến sức khỏe. Các phương pháp điều trị bệnh khá đa dạng, có thể chữa dứt điểm được bệnh mà không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của chị em.
Điều trị bệnh với mẹo dân gian
Các biện pháp điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng bằng mẹo dân gian tuy không thể giúp tiêu diệt hết các mô tế bào dư thừa nhanh chóng nhưng có thể giúp bệnh nhân cải thiện một số triệu chứng của bệnh như đau bụng, mệt mỏi kéo dài,…và phòng ngừa các mô nội mạc xâm lấn rộng hơn.
- Dùng trà gừng tươi: Người bệnh có thể sử dụng gừng tươi để làm giảm các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung nhất là trong kì đèn đỏ. Thành phần của gừng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường đề kháng, ức chế sự phát triển của các mô lạc tại thành bụng. Người bệnh có thể đun vài lát gừng với nước, sau đó thêm mật ong để cải thiện tình trạng bệnh.
- Tinh bột nghệ: Một số nghiên cứu chứng minh rằng người sử dụng bột nghệ thường xuyên có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung thấp hơn bình thường. Trong tinh bột nghệ giàu hoạt chất curcumin có khả năng kháng viêm, hoạt huyết rất tốt. Người bệnh bị lạc nội mạc tử cung thành bụng nên dùng tinh bột nghệ pha với nước ấm và mật ong để sử dụng hàng ngày.
- Hỗn hợp các loại tinh dầu: Người bệnh có thể sử dụng các loại như tinh dầu quế, đinh hương, hoa hồng và hoa oải hương để massage vùng bụng. Các loại tinh dầu này đều lành tính, có khả năng chống viêm tốt, giúp thư giãn các cơ căng cứng và giảm đau rất hiệu quả.
Điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng bằng Đông Y
Phương pháp trị liệu với Đông y được đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh lạc nội mạc tử cung thành bụng ở nữ giới mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ không tốt nào đối với cơ thể. Một số bài thuốc chị em có thể tham khảo để hạn chế tình trạng bệnh là:
Bài thuốc nam hạ trục ứ thang
Bài thuốc với tác dụng chính là triệt hạ sự ngưng trệ của khí huyết trong cơ thể nhằm giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội, và giảm lượng máu chảy trong các chu kỳ kinh hiệu quả. Để chữa bệnh, chị em cần chuẩn bị các nguyên liệu thuốc gồm: Đương quy, Ô dược, Hương phụ, Nguyên hồ, Xích thược, Đào nhân, Xuyên khung, Chỉ giác, Cam thảo và các loại thảo dược quý khác. Người bệnh sao khô thuốc, sau đó sắc lấy nước dùng 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc nam Phụ Khang Tán
Bài thuốc Phụ Khang Tán điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Phụ khoa Đông Y Việt Nam gồm hai dạng chính là dạng uống và dạng ngâm rửa. Cụ thể như sau:
Phụ Khang Tán là bài thuốc nam được nghiên cứu phát triển với thành phần hơn 20 vị nam dược. Các thảo dược được phối hợp theo nguyên tắ BỔ CHÍNH – KHU TÀ. Nguyên tắc này giúp xử lý các căn nguyên gây lạc nội mạc tử cung bên trong cơ thể như: huyết hư, khí trệ, nội tiết rối loạn, đặc biệt là sức đề kháng yếu. Đồng thời Phụ Khang Tán cũng kháng viêm, chống nhiễm trùng tại các khu vực có tế bào nội mạc đi lạc. Đặc biệt bài thuốc sử dụng nhiều vị thảo dược BỔ HUYẾT, giúp khôi phục khí huyết và điều chỉnh lại bất ổn, duy trì chức năng bình thường cho tử cung, cổ tử cung.
Bài thuốc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với nhiều công đoạn chuyên sâu như:
- Tách chiết và nghiên cứu dược tính từng thảo dược tại Khoa sinh Hóa – Học viện Quân y
- Nghiên cứu Độc tính cấp diễn và bán trường diễn tại Trung tâm Phòng chống độc – Học viện Quân y
- Nghiên cứu lâm sàng năm 2013 trên 300 bệnh nhân, trong đó 77% bệnh nhân khỏi lạc nội mạc tử cung và viêm phụ khoa sau liệu trình đầu
Phụ Khang Tán cũng được tối ưu hóa thành phác đồ 3 tác động: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN – ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG. Chính vì vậy thuốc mang lại tác động toàn diện, tối ưu hơn. Phác đồ được đưa ra phù hợp cao với mức độ viêm nhiễm của bệnh nhân nhờ sự hỗ trợ trong chẩn đoán của y học hiện đại. Trước khi điều trị, bệnh nhân được kiểm tra cụ thể bằng các biện pháp cận lâm sàng như: soi tươi khí hư, nội soi, siêu âm ổ bụng… Đây là điểm nổi bật trong giải pháp ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam.
Bệnh nhân cũng sẽ được kiểm tra lại bằng các biện pháp cận lâm sàng sau các giai đoạn điều trị. Qua kết quả cận lâm sàng, tình trạng nội mạc sẽ được xác định rõ ràng và phác đồ có thể được điều chỉnh khi cần thiết. Nhờ đó tác dụng của Phụ Khang Tán phát huy tối đa.
Sau khi điều trị nhiều bệnh nhân phản hồi rất tích cực về bài thuốc Phụ Khang Tán. Trên webtretho một số bệnh nhân chia sẻ như sau:
XEM NGAY: Bài thuốc chữa lạc nội mạc tử cung Phụ Khang Tán CÓ HIỆU QUẢ THẬT KHÔNG?
Phụ Khang Tán đã giúp nhiều bệnh nhân lạc nội mạc điều trị thành công và hết hẳn các triệu chứng kinh nguyệt khó chịu. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp chữa lạc nội mạc tử cung tự nhiên – an toàn thì có thể suy nghĩ đến bài thuốc này. Liên hệ theo hotline Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam để tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc:
Dùng Tây y trị lạc nội mạc tử cung
Liệu pháp điều trị với Tây y thường có tác dụng nhanh chóng và rút ngắn thời gian chữa bệnh so với các biện pháp điều trị không can thiệp khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với các tác dụng không mong muốn như loãng xương, tăng cân mất kiểm soát, buồn nôn, nôn, khô âm đạo,…
Các bác sĩ thường chỉ định sử dụng những loại thuốc dưới đây để trị lạc nội mạc tử cung.
- Thuốc giảm đau: Là nhóm thuốc được chỉ định cải thiện cơn đau đặc biệt trong kỳ kinh như ibuprofen, acetaminophen, naproxen natri,…
- Nhóm thuốc tránh thai chứa nội tiết tố: Những loại thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung với công dụng chính là ức chế nội tiết tố estrogen ngăn ngừa phát triển của các niêm mạc nội mạc xâm lấn thành bụng. Một số loại thuốc phổ biến là: Estrogen, progestin, desogestrel,….
- Nhóm thuốc Danazol: Đây là nhóm thuốc giúp ức chế buồng trứng sản sinh steroid, từ đó làm teo nhỏ các mô nội mạc bị lạc chỗ. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc với liều lượng 200mg/viên x 2/ ngày. Thời gian điều trị với thuốc nhóm Danazol là trong vòng 6 tháng, trong đó sẽ có 3 tháng để điều trị và 3 tháng để ngừa tái phát bệnh.
- Nhóm thuốc chủ vận GnRH: Giống như nhóm thuốc Danazol, các thuốc nhóm chủ vận GnRH có công dụng giảm đau dựa vào khả năng ức chế hoạt chất gonadotropin trong cơ thể. Thuốc được chỉ định thường là dạng tiêm với liều lượng từ 3,6 – 3,75mg tùy vào loại thuốc và cơ địa của mỗi người bệnh. Trong trị liệu, bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng thêm thuốc bổ sung estrogen để hạn chế tác dụng phụ gây loãng xương.
Khi sử dụng Tây y, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để hạn chế các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc sử dụng hoặc dùng tăng giảm liều lượng, thời gian mà không có chỉ định y khoa.
CHI TIẾT: Lạc nội mạc tử cung nên uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn nhất?
Phẫu thuật ngoại khoa
Thông thường, các mô nội mạc bị lạc trên vị trí thành bụng thường bám vào các mô da xung quanh, lâu dần tạo thành các khối u vững chắc.Theo các chuyên gia, việc dùng thuốc điều trị thường chỉ giúp ngăn chặn sự tiến triển của các mô này cùng như giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Cũng có nghĩa là, việc dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và trung bình.
Để điều trị dứt điểm lạc nội mạc tử cung thành bụng, đặc biệt là đối với những trường hợp đã mổ đẻ trước đó thì phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp phù hợp. Cách điều trị này cũng giúp nữ giới tránh được nguy cơ phát triển của các u ác tính. Chị em cũng có thể an tâm bởi theo thống kê, hiệu quả của phẫu thuật thường chiếm đến 90% và ít tác dụng phụ sau khi thực hiện.
Hiện nay, để phẫu thuật lạc nội mạc tử cung thành bụng có thể áp dụng phương pháp chủ yếu như phẫu thuật nội soi, thuyên tắc động mạch tử cung, cắt bỏ khối u lạc,… Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phù hợp nhất đối với chị em.
ĐỪNG BỎ LỠ: Lạc nội mạc tử cung phẫu thuật có nguy hiểm không? cần chú ý điều gì?
Lưu ý để phòng ngừa và hạn chế bệnh
Để đạt hiệu quả cao trong điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng, bên cạnh các phương pháp trị liệu, thói quen và chế độ sinh hoạt cũng góp phần vô cùng quan trọng. Chị em nên thực hiện những lưu ý sau để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh:
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng nhất là với nữ giới trong và sau điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng, lạc nội mạc tử cung vùng chậu,… Chị em nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi, củ quả sạch, các nhóm thực phẩm giàu omega 3, sắt,… vào thực đơn thường ngày. Hạn chế tối đa các loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đường, cafein hoặc các chất kích thích không tốt khác. Chị em cũng nên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày.
- Chế độ sinh hoạt khoa học: Chị em cần hạn chế việc thức quá khuya, làm việc quá sức, căng thẳng quá độ… Thay vào đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều hơn và tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập yoga chữa lạc nội mạc. Đây là cách giúp cơ thể duy trì được sự cân bằng, tăng cường lưu thông khí huyết đồng thời phòng ngừa các bệnh về sinh sản thường gặp.
- Khám bác sỹ định kỳ: Nữ giới nên khám phụ khoa định kỳ từ 3-6 tháng một lần hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu cơ thể bất thường nào nhất là trong kỳ kinh nguyệt. Phát hiện sớm bệnh sẽ hạn chế những ảnh hưởng đáng lo ngại đến sức khỏe và có biện pháp khắc phục tốt nhất.
Ngoài ra, trong khi điều trị bệnh, chị em nên tránh quan hệ tình dục để đảm bảo tiến độ cũng như tránh những tổn thương không đáng có.
Trên đây là tất cả thông tin quan trọng về bệnh lạc nội mạc tử cung thành bụng cung cấp tới chị em phụ nữ quan tâm. Mặc dù bệnh khá ít gặp nhưng chị em cũng cần hết sức lưu ý để tránh những rủi ro không đáng có. Hy vọng những chia sẻ của bài viết hữu ích và giúp chị em định hướng được phương pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!